ClockThứ Ba, 28/09/2021 06:30

Điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

TTH - Hội nghị lần thứ 8 mở rộng của Thị ủy Hương Trà (khoá XIV) ngày 22/9 đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để phù hợp với tình tình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương sau chia tách 6 xã, phường vào TP. Huế.

Quá trình phát triển của TX. Hương Trà phải gắn liền với sự phát triển của TP. Huế

 Nhân viên hóa nghiệm ở công ty Sinh dược phẩm Hera ở khu công nghiệp Tứ Hạ

Cơ cấu lại nền kinh tế

Sau điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Hương Trà có hơn 392km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 65.085 người, với 9 đơn vị hành chính: gồm 5 phường và 4 xã.

Cơ cấu kinh tế của thị xã sẽ chuyển từ “Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp sang “Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp, đồng thời, điều chỉnh lại 7/14 chỉ tiêu phát triển KT-XH thị xã giai đoạn 2020 – 2025, có 6/12 nhiệm vụ và 2/7 nhóm giải pháp; 4 chương trình trọng điểm gồm: Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; Chương trình phát triển dịch vụ; Chương trình phát triển đô thị, trọng tâm là phát triển hạ tầng đô thị và Chương trình nông nghiệp sạch, chất lượng cao.

Theo lãnh đạo thị xã Hương Trà, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đổi mới sáng tạo để gia tăng giá trị sản xuất kinh doanh (SXKD). Trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất nhằm gia tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

Bí thư Thị ủy Hương Trà, ông Hà Văn Tuấn cho rằng, việc điều chỉnh các ngành, lĩnh vực phù hợp yêu cầu tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng khai thác, tận dụng tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của địa phương. Trong đó, công nghiệp xây dựng là mũi nhọn, là động lực phát triển kinh tế của thị xã. Đẩy mạnh phát triển ngành dịch vụ, tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sạch, tuần hoàn.

“Thị xã tạo điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư kinh doanh để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế”, ông Tuấn nói. Đồng thời, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế số, kinh tế tuần hoàn – kinh tế chia sẻ phù hợp với xu thế phát triển cũng như tăng cường ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ hiện đại vào SXKD.

Trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, Hương Trà phát triển theo hướng đa ngành nghề, hiện đại, thân thiện với môi trường, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ. Phấn đấu đến 2025, giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá so sánh với 2020), đạt khoảng 7.100 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà, ông Nguyễn Duy Hùng, thị xã khuyến khích, hỗ trợ và tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao. Nhất là thu hút đầu tư vào khu công nghiệp. Phát triển có chọn lựa các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu mới, công nghiệp năng lượng.

Ưu tiên công trình trọng điểm

Ông Hà Văn Tuấn cho biết, có 2 nhóm giải pháp thị xã sẽ điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới; gồm giải pháp về tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và giải pháp về huy động có hiệu quả các nguồn lực để phát triển KT-XH.

Cụ thể, Hương Trà ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm theo hướng lan tỏa để tạo đột phá thúc đẩy phát triển đô thị. Thị xã sẽ tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ liên kết giữa các vùng, từng bước hoàn thành các trục giao thông kết nối với TP. Huế, đặc biệt là đường vành đai 3, đường liên vùng Tứ Hạ - Bình Tiến (Tỉnh lộ 16); chỉnh trang dọc tuyến QL1A qua địa bàn, tuyến đường ven sông Bồ nối Hương Văn - Hương Xuân - Hương Toàn, quảng trường, nhà văn hoá trung tâm thị xã; các tuyến đường kết nối giữa QL1A, đường phía tây TP. Huế và cao tốc Cam Lộ - Túy Loan qua địa bàn, hệ thống giao thông nội thị để tạo đột phá trong quá trình phát triển KT-XH.

Để triển khai, thị xã tăng cường huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong đó, nguồn lực huy động từ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư phát triển hạ tầng; làm tốt công tác thu ngân sách thị xã để chi đầu tư phát triển; đồng thời, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Trung ương, vốn ngân sách tỉnh để đầu tư cải thiện kết cấu hạ tầng KT-XH. Trong đó, Hương Trà sẽ đổi mới về nội dung, phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn, loại hình doanh nghiệp để thu hút doanh nghiệp đầu tư và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đối tác công tư (PPP)…

“Chúng tôi chỉ đạo các cấp ủy và chính quyền trong việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, nhất là cải cách hành chính. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng, đào tạo lao động. Phối hợp chặt chẽ cùng tỉnh thu hút, mời gọi các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư các dự án trọng điểm nhằm tạo động lực mới cho nền kinh tế thị xã”, ông Tuấn thông tin.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Return to top