ClockThứ Bảy, 01/07/2017 06:01

Điều chỉnh mức lương cơ sở: Mừng & lo

TTH - Từ ngày 1/7, lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức bắt đầu được điều chỉnh từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng/tháng. Không ít người lo ngại, lương chưa kịp tăng, giá cả đã leo thang. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại dự đoán, với chỉ số CPI và lạm phát hiện nay sẽ không xảy ra tình hình “giá chạy trước lương” như trước

Điều chỉnh mức lương cơ sở giúp người lao động yên tâm làm việc

Ông Hồ Ngọc Sinh, Trưởng phòng Lao động tiền lương - bảo hiểm xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: "Có 9 nhóm đối tượng được xếp hưởng mức lương, phụ cấp theo nghị định này. Đó là cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, địa phương, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn... Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, điều chỉnh lương là nỗ lực đáng ghi nhận. Tính ra, mấy triệu người hưởng lương được tăng thêm 90 nghìn đồng/một hệ số lương là con số không hề nhỏ. Đó là chưa kể phần trăm phụ cấp theo lĩnh vực, ngành nghề "bám" theo số tiền này".

Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức sống phụ thuộc vào nguồn lương, nhưng không chỉ chi tiêu hàng ngày mà còn đi lại, vui chơi giải trí để tái tạo sức lao động. Thế nên, khi biết tin mức lương tối thiểu tăng, người lao động khấp khởi mừng. Mừng vì chắc chắn một điều là mức lương của họ sẽ được điều chỉnh tăng lên theo quy định và từ đó, thu nhập cũng sẽ tăng theo. Chị Nguyễn Thị Yến, nhân viên văn phòng, cho hay: "Mức lương hiện tại của tôi không đủ để chi tiêu khi nuôi con nhỏ. Tôi vừa đi làm, vừa tranh thủ ban đêm mới đủ trang trải khi nhà có con nhỏ. Nay, hàng tháng có thêm một khoản thu nhập, cuộc sống sẽ ổn định hơn".

Điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng. Yếu tố quan trọng để tác động đến chỉ số giá tiêu dùng CPI là vấn đề cung - cầu. Còn yếu tố tâm lý không ảnh hưởng nhiều. Ở một bình diện khác, việc tăng lương sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng. Khi lao động có nhiều tiền hơn để tiêu dùng sẽ giúp kích cầu sản xuất, phát triển kinh tế. Không phải cứ điều chỉnh lương là tăng lạm phát, nếu việc tăng lương một cách hợp lý nó còn tác động tích cực tới sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế và bù trừ cho việc tăng lạm phát do tăng lương. Thậm chí, việc điều chỉnh mức lương cơ sở được kỳ vọng sẽ tạo động lực thúc đẩy cho tăng trưởng.

Theo mức lương cơ sở mới, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) từ 1/7 sẽ là 702.000 đồng. Thế nên, nhiều lao động băn khoăn, liệu người nghèo có gặp khó khăn khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) để đảm bảo quyền lợi. Ông Hoàng Trọng Chính, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, cho hay: "Nếu tham gia theo hộ gia đình, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Như vậy, tham gia theo hộ gia đình thì mức đóng chỉ tăng thêm khoảng 20.000 đồng - 50.000 đồng/người/năm và có thể nói là tăng không đáng kể. Những người thuộc hộ gia đình nghèo đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng, người cận nghèo được hỗ trợ 70% mức đóng. Do đó, mức đóng BHYT tăng thêm 7,4% nhìn chung không ảnh hưởng gì tới người nghèo, cận nghèo. Còn đối với người trong gia đình thuộc hộ nông – lâm – ngư - diêm nghiệp và những hộ có mức sống trung bình thì cũng đã được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, 70% mức đóng còn lại thì sự gia tăng này là không nhiều".

Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, nguồn tiền dành cho tăng lương hạn hẹp, nhưng không phải không có cách để đột phá trong lĩnh vực này. Cách tốt nhất để tạo “cú hích” về tiền lương là tinh giản biên chế, tuy không dễ nhưng nó giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Khi biên chế giảm, một phần bớt cồng kềnh cho bộ máy, phần khác là dùng nguồn lương đó tăng cho những người đủ năng lực, trình độ, phẩm chất để họ an tâm cống hiến.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Công bố quyết định về công tác cán bộ

Chiều 29/3, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì và trao Quyết định bổ nhiệm.

Công bố quyết định về công tác cán bộ
Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp "tinh hoa" của đất nước

Tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ngày 13/3/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo với chủ đề: "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng".

Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp tinh hoa của đất nước
Return to top