Thế giới

Điều gì thúc đẩy sự trỗi dậy của công nghệ châu Á

ClockThứ Sáu, 25/12/2020 17:58
TTH - Đối với châu Á, trong một thập kỷ qua, khu vực đã chiếm 52% tăng trưởng toàn cầu về doanh thu từ công ty công nghệ, 43% nguồn tài trợ cho khởi nghiệp, 51% chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, kết quả của nghiên cứu mới được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Toàn cầu Mckinsey (MGI) đưa ra.

Châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy phát triển bền vững bằng công nghệ vũ trụChâu Á: Tỷ phú về công nghệ, chăm sóc sức khỏe dẫn trước các lĩnh vực khác

Công nghệ châu Á ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ảnh minh họa: Báo Giao Thông

Với những số liệu nêu trên, đã có nhiều câu hỏi đặt ra là làm cách nào để châu Á đạt được thành công này.

Đầu tiên phải nhìn nhận, châu Á không phải là một khối đồng đều và khoảng cách công nghệ trong khu vực vẫn còn đáng kể. Điều này được thể hiện rõ nhất khi Ấn Độ có ít công ty công nghệ lớn hơn các cường quốc kinh tế khác. Tuy nhiên, 4/10 công ty công nghệ hàng đầu thế giới tính theo vốn hóa thị trường đều của châu Á.

Trong khu vực, bất chấp vẫn phụ thuộc vào đầu vào của nước ngoài trong các công nghệ cốt lõi, Trung Quốc vẫn dẫn đầu về khởi nghiệp công nghệ ở châu Á, với 26% startup kỳ lân trên thế giới. Ngược lại, các nền kinh tế châu Á tiên tiến như Nhật Bản và Hàn Quốc lại có các công ty công nghệ lớn với nền tảng kiến thức đáng kể, nhưng ít startup kỳ lân. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi ở châu Á vẫn đầu tư tương đối ít vào sự đổi mới, song các nước này lại cung cấp những thị trường đang phát triển, có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ do các nhà lãnh đạo công nghệ của châu Á sản xuất.

Để giải quyết tình trạng này, các nước trong khu vực đã và đang nỗ lực hợp tác để khắc phục tình trạng phân mảng và thu hẹp khoảng cách công nghệ. Nhờ đó, những năm trở lại đây, khu vực đã chứng kiến nhiều thành quả đáng kể. Trong khi các chuỗi cung ứng công nghệ của châu Á tiếp tục được tái định hình, sự thay đổi đã xuất hiện ở phần lớn khu vực. Điều này đã đóng góp rất nhiều trong việc hỗ trợ khả năng phục hồi tương đối của châu Á trong khủng hoảng COVID-19. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết cũng có thể thúc đẩy mối quan hệ nội bộ chặt chẽ hơn.

Sự hợp tác giữa các quốc gia chỉ là một phần nhỏ trong chặng đường làm nên thành công và cân bằng trong phát triển công nghệ của khu vực. Được biết, các chính phủ châu Á cũng đã làm việc với các công ty công nghệ địa phương để thúc đẩy các mục tiêu trong lĩnh vực như năng lượng tái tạo và trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, châu Á cũng đang phát triển các mô hình mới để tăng cường hợp tác giữa các hệ sinh thái kỹ thuật số, nhằm giúp doanh nghiệp và cộng đồng chia sẻ nguồn tài nguyên và thông tin hiệu quả hơn.

Giới chuyên gia khẳng định, một điều chắc chắn là các nền kinh tế hoàn toàn có thể đối diện với khó khăn trong việc bắt kịp và cạnh tranh về một số lĩnh vực công nghệ lâu đời, chẳng hạn như thiết kế bán dẫn hoặc phầm mềm hệ điều hành... Nhưng không thể phủ nhận sự tiến bộ vượt bậc của châu Á về công nghệ mới, vốn được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhờ vào thế mạnh hiện có về sản xuất và cơ sở hạ tầng như điện thoại thông minh, phát triển và triển khai mạng 5G, pin xe điện thế hệ tiếp theo...

Nhìn chung, châu Á có thể tiếp tục tiến lên với sự phát triển công nghệ của mình. Nhưng để tận dụng tối đa tiến bộ của nó, tăng cường hợp tác công nghệ trong và giữa các khu vực vẫn là ưu tiên của châu Á, cũng như phần còn lại của thế giới.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh

Dù là xu hướng của tương lai, song để chuyển đổi giao thông xanh không phải là điều đơn giản. Ông Cung Trọng Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển Thừa Thiên Huế đã có những trao đổi về chiến lược của tỉnh trong lĩnh vực này.

Dịch vụ tốt sẽ thúc đẩy chuyển đổi giao thông xanh
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Return to top