ClockThứ Bảy, 13/06/2020 09:52

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bà Phạm Ngọc Hà (Quảng Ninh) đóng BHXH được 5 năm. Do dịch Covid-19, công ty chỉ cho đi làm 13 ngày công nên không đủ điều kiện để đóng BHXH, chỉ đóng BHYT tháng 2 và tháng 3/2020.

Do đại dịch, thất nghiệp tăng cao là không tránh khỏi ở ASEANSửa đổi, bổ sung một số qui định hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệpMỹ: Thêm hơn 2,4 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệpTặng 850 suất quà cho người lao động ngành du lịch gặp khó khănNhật Bản: Số ca tự tử giảm có thể sẽ không kéo dàiTự tin để khởi nghiệp

Ngày 1/4/2020 bà Hà chấm dứt hợp đồng lao động. Bà hỏi, bà có đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) không? Nếu được thì bà cần làm thủ tục gì?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì một trong những điều kiện để xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp là người lao động đang đóng BHTN mà chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ thì người lao động đang đóng BHTN là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và được tổ chức BHXH xác nhận, tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

Theo đơn bà trình bày thì tháng 2 và tháng 3/2020 bà đi làm nhưng không tham gia BHXH, BHTN mà chỉ tham gia BHYT. Ngày 1/4/2020 bà chấm dứt hợp đồng lao động với công ty, như vậy tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động bà không đóng BHTN, mặt khác trong đơn bà nêu bà không tham gia BHXH, BHTN không phải do bị ốm đau, thai sản hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định đã nêu ở trên nên bà không đủ điều kiện để giải quyết trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian bà đã tham gia BHTN nhưng chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được bảo lưu làm căn cứ  để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.

Theo baochinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để nhặt rác là một loại phản xạ có điều kiện

Ngày 22/11 vừa qua, tại Nhật Bản đã diễn ra một sự kiện thể thao rất độc đáo và thú vị - Giải Vô địch thế giới về nhặt rác (Spogomi World Cup) với sự tham dự của 21 đội đến từ khắp nơi trên thế giới. Spogomi là từ kết hợp giữa “sport” (thể thao) và “gomi” (tiếng Nhật có nghĩa là rác). World Cup Spogomi được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008 với quy mô trong nước, nhằm khuyến khích mọi người dọn dẹp không gian công cộng.

Để nhặt rác là một loại phản xạ có điều kiện
OECD: Nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2024

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chậm lại một chút trong năm tới do các điều kiện tài chính thắt chặt hơn, tăng trưởng thương mại yếu và niềm tin của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng thấp hơn tiếp tục gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu.

OECD Nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại trong năm 2024
Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

Ngăn ngừa các yếu tố độc hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động (NLĐ), tăng hiệu quả phòng, chống tai nạn lao động và giảm nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp, nhiều doanh nghiệp (DN) chú trọng triển khai các giải pháp cải thiện điều kiện làm việc.

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

TIN MỚI

Return to top