ClockThứ Năm, 25/08/2016 06:34

Điều kiện kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển

TTH.VN - Nghị Định 111/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển đã được Chính phủ ban hành.

Trong đó, Nghị định quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ sửa chữa tàu biển.

Cụ thể, về cán bộ kỹ thuật, kiểm tra chất lượng và thợ sửa chữa tàu, cơ sở sửa chữa tàu biển phải có bộ phận kỹ thuật và bộ phận kiểm tra chất lượng riêng biệt đáp ứng yêu cầu sửa chữa tàu, mỗi bộ phận phải có tối thiểu 1 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy, 1 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành máy tàu thủy và 1 người có trình độ trung cấp chuyên ngành hoặc cao đẳng nghề điện tàu thủy.

Cán bộ kỹ thuật và kiểm tra chất lượng phải có tối thiểu 12 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng mới, hoán cải hoặc sửa chữa tàu biển.

Cơ sở sửa chữa tàu với thân tàu bằng vật liệu kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 3 thợ hàn kim loại, 1 thợ cơ khí, 1 thợ điện và 2 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển. Thợ hàn kim loại phải có chứng chỉ chứng nhận trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển hoặc tương đương.

Cơ sở sửa chữa tàu với thân tàu bằng vật liệu phi kim loại phải đảm bảo có tối thiểu 2 thợ chế tạo vỏ tàu thủy, 1 thợ cơ khí, 1 thợ điện và 1 thợ sơn phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển.

Về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ, cơ sở phải có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động và Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc.

Bên cạnh đó, phải đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.

Về bảo vệ môi trường, đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL).

Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đáng giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

Đảm bảo có đủ nhân lực, hệ thống, công trình, thiết bị quản lý và xử lý chất thải phát sinh tại cơ sở theo quy định tại Điều 68 Luật bảo vệ môi trường

Về hệ thống quản lý chất lượng, cơ sở sữa chữa tàu biển phải thiết lập các quy trình công việc sửa chữa tàu biển phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế
Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

Tuy tiềm năng du lịch biển Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng rất lớn, nhưng hiện vẫn đang chủ yếu được khai thác ở mức độ đơn giản với các hoạt động tắm biển và ăn uống thông thường. Du lịch biển cần thêm các hoạt động, dịch vụ bổ trợ.

Thêm dịch vụ bổ trợ cho du lịch biển

TIN MỚI

Return to top