Thế giới

Điều phối viên LHQ đánh giá cao chìa khoá thành công của Việt Nam trong phản ứng với COVID-19

ClockThứ Bảy, 29/08/2020 16:31
TTH.VN - Mặc dù hiện vẫn chưa có quốc gia nào có thể tuyên bố đã đánh bại COVID-19, nhưng một số quốc gia đã đạt được hiệu quả cao hơn đáng kể trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Trong một bài viết vừa được đăng tải trên trang UN News của LHQ hôm nay, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam đã đánh giá cao và nêu ra những lý do tại sao hoạt động ứng phó với đại dịch của Việt Nam lại thành công như vậy.

Báo Ấn Độ: “Hãy làm như Việt Nam”Có một Việt Nam mạnh mẽ hơn từ khủng hoảng COVID-19Chặn Covid-19 thành công, Việt Nam là quốc gia chiến lược để đầu tưBáo Canada ca ngợi Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19

Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam. Ảnh: UN Việt Nam/Nguyễn Đức Hiếu

Ông cho biết, mặc dù Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình kiểm soát hiệu quả làn sóng tái bùng phát dịch bệnh thứ 2 bắt đầu từ ngày 25/7 vừa qua, nhưng xét trên toàn cầu, Việt Nam đã là một trong những nước ứng phó thành công nhất thế giới đối với đại dịch COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 1 cho đến ngày16/4/2020. Sau ngày đó, không có ca lây nhiễm nội bộ nào được ghi nhận trong 99 ngày liên tục. Các báo cáo cũng cho thấy, có chưa tới 400 ca lây nhiễm trên khắp cả nước trong thời gian đó, hầu hết là công dân nhập cảnh và không có trường hợp tử vong, một thành tích đáng chú ý khi Việt Nam có dân số 96 triệu người và có chung đường biên giới trên bộ dài 1.450 km với Trung Quốc.

Có kế hoạch dài hạn 

Theo ông Malhotra, thành công của Việt Nam đã thu hút sự chú ý của quốc tế vì phản ứng sớm, chủ động, có sự phối hợp của chính phủ, sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và mọi mặt của xã hội. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác khác, Việt Nam đã có một kế hoạch dài hạn để có thể đối phó với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, dựa trên kinh nghiệm đối phó với các đợt bùng phát dịch bệnh trước đây, ví dụ như dịch SARS.

Do đó, việc quản lý thành công đợt bùng phát đại dịch COVID-19 cho đến nay có thể phần nào nhờ vào sự đầu tư của Việt Nam trong “thời bình”. Việt Nam đã chứng minh rằng việc chuẩn bị sẵn sàng đối phó với bệnh truyền nhiễm là yếu tố quan trọng để bảo vệ con người và đảm bảo sức khỏe cộng đồng trong thời điểm xảy ra các đại dịch như COVID-19.

Ngay từ đầu năm nay, Việt Nam đã tiến hành đánh giá rủi ro, ngay sau khi xác định các trường hợp “viêm phổi nặng không rõ nguyên nhân” ở Vũ Hán, Trung Quốc. Kể từ thời điểm 2 ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận ở Việt Nam vào nửa cuối tháng 1/2020, chính phủ bắt đầu áp dụng các biện pháp phòng ngừa bằng cách tăng cường các biện pháp kiểm tra đầu vào, đóng cửa các trường học, đồng thời xây dựng chính sách cách ly và kiểm dịch ở quy mô rộng để kiểm soát COVID-19. 

Sau đó, Việt Nam cũng cho đóng cửa biên giới và đình chỉ các chuyến bay quốc tế, đồng thời yêu cầu tất cả du khách nhập cảnh, bao gồm cả công dân Việt Nam, phải thực hiện cách ly bắt buộc 14 ngày.

Học sinh một trường tiểu học ở Lào Cai được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào lớp. Ảnh: UNICEF

Không cần phong toả cả nước

Mặc dù không áp dụng lênh phong toả trên toàn quốc, nhưng một số biện pháp hạn chế về giãn cách vật lý đã được thực hiện trên khắp đất nước. Vào ngày 1/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị kéo dài 2 tuần trên toàn quốc, và kéo dài thêm một tuần ở các thành phố lớn và các điểm nóng, trong đó người dân được khuyến cáo ở nhà, các cơ sở kinh doanh không thiết yếu được yêu cầu đóng cửa và hạn chế hoạt động của giao thông công cộng.

Điều phối viên Malhotra cho rằng các biện pháp này đã thành công đến nỗi, vào đầu tháng 5, sau 2 tuần không có ca nhiễm COVID-19 nào được ghi nhận trong cộng đồng, các trường học và doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trở lại và mọi người có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Ngôi nhà Xanh của LHQ, trụ sở của hầu hết các cơ quan LHQ tại Việt Nam, vẫn mở cửa trong suốt thời kỳ này, với sự có mặt của các Điều phối viên thường trú, đại diện WHO và khoảng 200 nhân viên và chuyên gia tư vấn của LHQ tại văn phòng, nhằm hỗ trợ quan trọng cho Chính phủ và người dân Việt Nam.

Một yếu tố quan trọng không thể không đề cập tới là người dân Việt Nam đặc biệt tuân thủ các chỉ thị và khuyến cáo của chính phủ, một phần là do lòng tin được xây dựng nhờ thông tin minh bạch, thời gian thực từ Bộ Y tế, được hỗ trợ bởi WHO và các cơ quan khác của LHQ.

Thanh niên Việt Nam trình diễn một bài hát về COVID-19 trong Ngày Quốc tế Thanh niên 2020. Ảnh: UN Việt Nam/Nguyễn Đức Hiếu

Bảo vệ những người dễ bị tổn thương

Tuy nhiên, vẫn còn những thách thức để có thể đảm bảo người dân trên cả nước, đặc biệt là những người bị thiệt hại nặng nề nhất, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), các nhóm nghèo và dễ bị tổn thương, nhận được sự hỗ trợ hiệu quả nhất từ gói bảo trợ xã hội.

Điều phối viên Malhotra cho biết LHQ mong muốn giúp chính phủ hỗ trợ các DNVVN, với sự hợp tác của các tổ chức tài chính quốc tế, có những chính sách hợp lý theo quan điểm mới, bao trùm và bền vững hơn về tăng trưởng.

Với những gì đã làm được, Đặc phái viên Malhotra “tin tưởng rằng Việt Nam sẽ một lần nữa thành công trong nỗ lực ngăn chặn sự tái bùng phát của đại dịch trong vài tuần tới”.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top