ClockThứ Tư, 30/11/2022 17:29

Định hướng hành động kinh tế tuần hoàn tại địa phương

TTH.VN - Đó là chủ đề hội thảo do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức chiều 30/11 nhằm định hướng rõ hơn việc triển khai kế hoạch hành động tại địa phương về thực hiện kinh tế tuần hoàn (KTTH).

Chia sẻ của Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường về đề xuất kế hoạch hành động quốc gia về phát triển KTTH

Hội thảo có sự tham dự của Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh; lãnh đạo Viện Chính sách kinh tế môi trường; Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường thuộc Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường; đại diện Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị, thành phố.

Tại hội thảo, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam ông Patrick Haverman đánh giá cao UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc khởi động xây dựng và phát triển mạng lưới KTTH.

Đại diện UNDP Việt Nam cũng chia sẻ các khuyến nghị thúc đẩy nền Kinh tế tuần hoàn phù hợp với Việt Nam, qua đó, UNDP sẽ đồng hành, hỗ trợ thúc đẩy tính bền vững trên nhiều khía cạnh khác nhau của các tỉnh, thành. Đồng thời, theo ông Patrick Haverman, để phát triển mạng lưới KTTH, sự phối hợp là yếu tố cốt lõi vì việc thực hiện KTTH cần nhiều yếu tố, quá trình chuyển đổi sang KTTH sẽ mang tính bao trùm và thu được lợi ích.

“KTTH là nền kinh tế cho Thừa Thiên Huế và cả nước, nó là quá trình chuyển đổi kinh tế nhằm duy trì và tái tạo phù hợp tự nhiên”, ông Patrick Haverman nói.

Chuyển dịch sang KTTH, hướng tới một nền kinh tế không phát thải, trung tính carbon vào năm 2050 là tham vọng toàn cầu nhằm dịch chuyển các ngành công nghiệp và chuỗi giá trị toàn cầu trong 25- 30 năm, bằng khoảng thời gian của một thế hệ hôm nay vì sự phát triển bền vững của thế hệ mai sau.

Trao đổi nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới kinh tế tuần hoàn tại Huế của các đại biểu tại hội thảo

Cuối tháng 6/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn” và chính thức khai trương “Mạng lưới kinh tế tuần hoàn Việt Nam”.

Tại Thừa Thiên Huế, việc xây dựng và phát triển mạng lưới KTTH đang được UBND tỉnh rất quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Viện nghiên cứu phát triển tỉnh cũng đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới KTTH tại Huế như: Chương trình Tăng cường năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2022, gồm các khoá đào tạo bootcamp, chương trình cố vấn chuyên sâu... được triển khai bởi UNDP tại Việt Nam.

Hội thảo cũng nghe các tham luận đề xuất kế hoạch hành động quốc gia về phát triển KTTH của TS. Nguyễn Thế Thông - Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường; kế hoạch hỗ trợ và thúc đẩy phát triển KTTH tại quốc gia và địa phương của bà Morgane Rivoal - Trưởng nhóm đổi mới sáng tạo, khí hậu và kinh tế tuần hoàn tại UNDP châu Á Thái Bình Dương; Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh có bài trình bày về “Đề xuất kế hoạch hành động tại địa phương về phát triển KTTH” và ông Jelmer Hoogzaad - chuyên gia quốc tế về KTTH, Trưởng nhóm Nghiên cứu Dòng vật liệu hướng đến KTTH chia sẻ về Khung nghiên cứu về dòng vật liệu hướng đến KTTH tại Huế (metabolic study).

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ, thảo luận những thông tin về chính sách, định hướng, kế hoạch hành động để thực hiện triển khai xây dựng mô hình KTTH tầm quốc gia và góc nhìn của địa phương; việc áp dụng các mô hình, lộ trình, định hướng phù hợp để thúc đẩy xây dựng được mô hình KTTH, qua đó, góp phần giúp cho định hướng xây dựng mô hình KTTH sẽ được triển khai thuận lợi hơn.

 Bài, ảnh: LIÊN MINH

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn.

Những hoạt động của chiến dịch “Hãy làm sạch biển” không chỉ góp phần lan tỏa ý thức, trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên trong công tác bảo vệ môi trường biển mà còn truyền thông điệp về tình yêu với biển, với Tổ quốc.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Tuyên truyền BHXH tự nguyện: Từ thấu hiểu đến hành động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là chính sách bảo hiểm ưu việt, nhân văn của Đảng và Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Để người dân hiểu và tham gia, BHXH tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, linh hoạt các phương thức truyền thông với mục tiêu thu hút ngày càng nhiều người dân tham gia để thụ hưởng quyền lợi khi về già.

Tuyên truyền BHXH tự nguyện Từ thấu hiểu đến hành động
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Chủ tịch COP28: Thế giới cần “hàng nghìn tỷ USD” cho hành động vì khí hậu

Trong một phát biểu, Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) cho rằng, thế giới cần chi “hàng nghìn tỷ USD” để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu. Song song đó, ông Sultan Al Jaber cũng cảnh báo rằng, các động lực chính trị có thể “tan biến” nếu không có hành động rõ ràng.

Chủ tịch COP28 Thế giới cần “hàng nghìn tỷ USD” cho hành động vì khí hậu
Return to top