ClockChủ Nhật, 28/08/2016 15:08

Dỗ

TTH - Nguyên câu mà anh Hoàng Thanh Sơn, Hiệu trưởng Trường trung học Văn hóa Nghệ thuật tỉnh nói với chúng tôi hôm ấy là “Trước thấy học trò không chịu khó, lâu tiếp thu và không chịu rèn luyện, thầy cô trong trường có khi còn mắng các em nhưng bây giờ thì chúng tôi phải quay ra dỗ dành.

Trước mỗi lớp có ít nhất cũng trên dưới 20, giờ mỗi lớp còn có vài em, nếu không dỗ, các em nản chí, bỏ học... thì lại mất lớp, mất ngành đào tạo”.

Thực ra, câu chuyện này không còn mới và nó đã diễn ra trong vài năm gần đây, khi mà số học sinh vào trường, nhất là vào các lớp về chuyên ngành nghệ thuật truyền thống Huế như ca kịch Huế, tuồng – múa hát cung đình, nhạc công truyền thống Huế vơi vớt dần, mặc dù các em đã được giảm 70% mức thu học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

Kể về cái thời hoàng kim đã trở nên xa xôi, các giáo viên của trường hôm ấy có vẻ ngùi ngẫm lắm khi bảo, ngày trước trường tuyển rất “sướng”. Có khi đăng ký đầu vào từ 250 – 300 em nhưng trường chỉ nhận 30. Nay thì trường đã lấy hết, mà cũng không đủ. Ca kịch Huế có 5 em vừa ra trường, hiện đang có 9 em tiếp tục học lên và trường cũng đã tuyển mới được 4. Mục tiêu là cố gắng tuyển cho được 10, nhưng cũng chưa biết thế nào. Riêng tuồng Huế thì không có em nào đăng ký nữa...

Tuyển không đủ chỉ tiêu, dẫn đến việc số học sinh quá mỏng, quá ít trong khi đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường lại tự mình trở thành áp lực của sự mất cân bằng khi có đến 84 người. Từ 5-6 học sinh/giáo viên đến nay con số này vào khoảng 2 học sinh/giáo viên. Ngay chi phí đào tạo cho mỗi học sinh cũng tăng. Chỉ tính riêng phần tổ chức thi tốt nghiệp cho 5 học sinh lớp ca kịch, cũng đã phải chi phí một nguồn kinh phí đáng kể, hơn gấp nhiều lần mức chi phí/học sinh do các em không đủ người cho vở diễn.

Câu chuyện đặt ra ở đây không phải và không chỉ là chuyện dỗ, vì rõ ràng là không thể nói điều gì về chất lượng đào tạo khi trường buộc phải có bao nhiêu lấy bấy nhiêu, thậm chí phải cố gắng “mời” cho được học sinh vào trường và cũng đã đầu tư rất nhiều công sức cho công tác tuyển sinh theo hình thức tiếp thị, về tận các trường vùng xa, vùng sâu. Thế nên dễ hiểu về điều mà các giáo viên ở đây tâm tư là  trước thầy cô dạy 1 trò biết 10, nay thì phải chấp nhận tình trạng dạy 10 mà trò có khi chỉ biết 1...

Ngoài khoản lương được nhận theo dạng hợp đồng ngắn hạn (mà trường đã đạt được qua cam kết với Đoàn nghệ thuật truyền thống Huế để bố trí công việc cho các em sau khi tốt nghiệp) còn thấp, và không phải học sinh nào khi ra trường cũng có thể nhận show đi ca Huế trên sông, nhất là trong tình trạng quá nhiều và quá đầy ca sĩ ca Huế như hiện nay, việc chờ đợi một suất trong định biên ở 1 trong 2 đoàn nghệ thuật hiện có trên địa bàn tỉnh là điều không dễ. Tất cả những điều này lý giải vì sao ngành đào tạo hệ trung cấp ở một trường trung cấp có tính đặc thù đang ngày một teo tóp dần đi.

“Dỗ” là câu chuyện hiện tại. Nhưng “dỗ” cũng có thể còn là câu chuyện của tương lai nếu không có một kế hoạch khả dĩ hơn. Và với điều này, có khi chúng ta phải nghĩ đến sự thay đổi trong câu “thầy già con hát trẻ” thành “thầy già con hát cũng già” cùng với những hệ lụy kèm theo...

MỘC TRÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đặt mục tiêu có được học bổng

Nhiều sinh viên đặt mục tiêu học tập, rèn luyện thật tốt để có thể nhận học bổng, đó là cách để các em phụ giúp gia đình.

Đặt mục tiêu có được học bổng
Tiếp thu tinh hoa để xây dựng văn minh đô thị

Phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn tỉnh được triển khai xây dựng với 5 tiêu chuẩn công nhận làng văn hóa: Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; có môi trường cảnh quan sạch, đẹp; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Tiếp thu tinh hoa để xây dựng văn minh đô thị
Động lực cho học sinh rèn luyện

“Học sinh 3 tốt” là một trong những phong trào được Tỉnh đoàn duy trì và nhân rộng tại các trường học thông qua nhiều cách làm hay, hoạt động thiết thực.

Động lực cho học sinh rèn luyện
Những tấm gương học tập rèn luyện

Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng cả 3 học sinh Trường THPT Hà Trung (xã Vinh Hà, Phú Vang) đã nỗ lực không ngừng vươn lên, đạt kết quả cao trong học tập, rèn luyện, mới đây vinh dự được Tỉnh đoàn trao tặng danh hiệu “Học sinh 3 tốt”; lan tỏa tấm gương trong nhà trường và trên địa bàn huyện.

Những tấm gương học tập rèn luyện
Return to top