Thế giới

Do đại dịch, thất nghiệp tăng cao là không tránh khỏi ở ASEAN

ClockThứ Ba, 02/06/2020 10:11
TTH.VN - Bản báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chỉ ra rằng hơn 1/6 thanh niên trên toàn thế giới đã và đang phải nghỉ việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Gần 80% doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Á sụt giảm ​​doanh thu trong nửa đầu năm 2020Hơn 2 triệu người Anh lần đầu được ra khỏi nhà sau 10 tuần phong toảHàn Quốc sẽ mở lại các chuyến bay quốc tế bao gồm Việt NamGiáo hoàng hối thúc chuyển quỹ dành cho vũ khí sang ngăn chặn đại dịchCập nhật Covid-19: Thế giới hơn 6 triệu ca mắc, 366.137 người tử vong

Do đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao là điều không tránh khỏi ở ASEAN. Ảnh minh họa: Vietnambiz

Trong khi đó, những người còn lại đang đi làm lại chứng kiến thời gian làm việc của mình giảm đi trông thấy.

Ở Đông Nam Á, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt không kiểm soát và gần như là chưa từng có do đại dịch đang tàn phá ở rất nhiều quốc gia trong khu vực với nhiều mức độ khác nhau.

Theo số liệu ghi nhận của Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP), trước năm 2020, từ những năm 1990, tỷ lệ thấp nghiệp của Campuchia hiếm khi vượt quá mức 2%. Trong khi con số ghi nhận ở thị trường Việt Nam cũng luôn dưới mức này. Đối với Thái Lan, tỷ lệ thấp nghiệp chỉ dao động trong khoảng 0,6%.

Tuy nhiên, cục diện mọi việc thay đổi đột ngột do đại dịch COVID-19. Tại Lào, nơi có tỷ lệ thất nghiệp chính thức là khoảng 0,7% vào năm 2019 nay đã tăng lên đến gần 25%.

Trong khu vực ASEAN, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm. Cụ thể, đã có gần 5 triệu lao động Việt Nam thất nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch. Các chuyên gia cũng dự đoán rằng nhiều khả năng tỷ lệ này sẽ còn tăng cao hơn nữa khi những số liệu giảm tăng trưởng của quý II/2020 được công bố.

Đối với Thái Lan – quốc gia được dự báo có thể chứng kiến sự sụt giảm kinh tế nặng nề nhất trong khối ASEAN, do phụ thuộc phần lớn vào du lịch toàn cầu, các bản báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp ở nước này thậm chí sẽ tăng lên đến gần 25% nếu khủng hoảng kinh tế kéo dài trong vài tháng tới. Cụ thể, báo cáo đưa ra hồi tháng Tư của tổ chức ILO dự đoán khoảng 6 triệu lao động ở Thái Lan sẽ mất việc. Có thể con số thực tế sẽ cao hơn.

Cuộc khủng hoảng kinh tế do COVID-19 đang tác động chủ yếu đến người trẻ tuổi, đặc biệt là phụ nữ. “Nếu chúng ta không nhanh chóng khắc phục tình hình, hậu quả sẽ còn kéo dài tới vài thập kỷ sau này”, c nhấn mạnh.

Trong một diễn biến khác, tỷ lệ số giờ làm bị cắt giảm trong quý II ở Đông Nam Á là 10% - thấp hơn so với mức 10,7% ghi nhận trên toàn cầu.

Tuy nhiên, điều này không nói lên bức trang toàn cảnh ở thị trường Đông Nam Á. Điều này đặc biệt đúng ở thị trường này, nhất là khi ở đây chỉ khoảng một phần nhỏ lực lượng lao động của các nền kinh tế được tuyển dụng chính thức, tức được ký kết hợp động lao động bởi các doanh nghiệp đã đăng ký và được trả lương thường xuyên. Trên thực tế, hơn ½ số lao động ở hầu hết các nền kinh tế làm việc trong khu vực kinh tế không chính thức, nơi họ chỉ được trả lương theo ngày, không có hợp đồng bảo đảm và làm việc trong những doanh nghiệp hộ gia đình hoặc làm nghề tự do.

Chỉ tính riêng năm 2019, UNDP cho biết tỷ lệ lao động làm những công việc không đảm bảo rơi vào khoảng 50,8%. Ở Thái Lan thấp hơn một chút, khoảng 47,3%. Song ở Việt Nam lại rất cao, với 54,5% và Myanmar 59,5% và Lào khoảng 80%.

Trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có đến 84,4% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-24 làm các công việc phi chính thức, cao hơn nhiều so với mức 68,6% ở người lớn.

Theo chu kỳ thông thường, khi suy thoái kinh tế, khu vực kinh tế phi chính thức bù đắp rất lớn cho khu vực chính thức do lao động sau khi trở thành người thất nghiệp có thể trở về làm việc cho gia đình, hoặc ra nước ngoài tìm việc, hay tự mở công ty riêng.

Nhưng đại dịch COVID-19 đã tác động và tấn công mạnh mẽ vào khu vực phi chính thức. Phong tỏa đất nước đã làm tổn thương các thương nhân có doanh nghiệp quy mô nhỏ. Cùng với đó là sự suy giảm trong ngành du lịch và sản xuất là cú sốc lớn khiến các doanh nghiệp không chính thức xung quanh ngành nghề này, như buôn bán nhỏ, lái xe... lao đao. Sau một thời gian cầm cự đã có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa vĩnh viễn.

Mặc dù chính phủ các nước hiện đang triển khai nhiều gói hỗ trợ tiền trợ cấp thất nghiệp, song điều này không thay đổi tình hình quá nhiều. Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng nền kinh tế Đông Nam Á không thể có được sự phục hồi hình chữ V, với hầu hết các nền kinh tế thành viên chỉ có thể quay trở lại thời gian trước đại dịch vào năm 2022. Điều này có nghĩa tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tăng và kéo dài trong nhiều năm, chứ không phải vài tháng.

Đan Lê (Lược dịch từ AsiaTimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
Return to top