Thế giới Thế giới
Đô thị hóa và thương mại hóa ngành lâm nghiệp đang đe dọa các cánh rừng của châu Á
TTH.VN - Việc mở rộng các đô thị và phát triển ngành lâm nghiệp trồng rừng đang đặt ra áp lực ngày càng lớn cho tài nguyên rừng ở châu Á – Thái Bình Dương, làm tổn hại cộng đồng địa phương và tăng tác động của biến đối khí hậu.
Một đồn điền cao su của công ty Socfin-KCD tại Campuchia. Ảnh: Bangkokpost
Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hiện có tỉ lệ diện tích rừng tính trên đầu người thấp nhất thế giới – 19% so với tỉ lệ trung bình là 32%, mặc dù tổng diện tích rừng trong khu vực tăng gần 18 triệu héc-ta trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2015, theo một báo cáo của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp(FAO).
Trong khi một vài quốc gia châu Á đã đưa ra các chính sách bảo tồn rừng và trao nhiều quyền hơn cho người dân bản địa, diện tích rừng trồng trong khu vực vẫn gia tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến 2015, đe dọa nghiêm trọng đến các cánh rừng nguyên sinh, tổ chức này cho hay.
“Chúng tôi thật sự lo lắng về việc thiếu chất lượng rừng trong khu vực của chúng ta do rừng nguyên sinh rất đa dạng về sinh học nhưng một khi chúng đã biến mất thì sẽ biến mất mãi mãi”, bà Kundhavi Kadiresan, trợ lý Tổng Giám đốc FAO và Trưởng Đại diện Văn phòng FAO khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Băng-Cốc chia sẻ.
“Thật là đáng tiếc vì việc bảo tồn các khu rừng ở một quốc gia chỉ chuyển từ việc phá rừng sang một dạng khác”, bà cho biết thêm.
Rừng được xác định là rất quan trọng để giảm thiểu và thích nghi với biến đổi khí hậu, tuy nhiên việc gia tăng dân số và nhu cầu khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác đã tạo ra nhiều áp lực lên rừng.
Tổng diện tích rừng trồng, bao gồm cả các đồn điền, gần như tăng gấp đôi tại khu vực này từ năm 1990 đến năm 2015, và chiếm 17% tổng diện tích rừng, cao hơn so với tỉ lệ trung bình của thế giới là 7%.
Trong khi đó, diện tích rừng được giao khoán cho hoặc sở hữu bởi người dân bản địa và các cộng đồng địa phương cũng tăng lên 17 triệu héc-ta từ năm 2002 đến 2017, báo cáo của FAO cho hay.
“Tuy nhiên”, theo báo cáo của tổ chức này “các xung đột liên quan đến các khu vực rừng được bảo vệ, chiếm đất và chia sẻ nguồn lợi trong khu vực đang rất phổ biến và vó thể được gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu”.
Các công nghệ tiên tiến như chụp ảnh vệ tinh, cảm biến từ xa hay trí tuệ nhân tạo và việc sử dụng người máy đang giúp chính quyền các nước cải thiện công tác giám sát và quản lý rừng và bảo vệ các cộng đồng địa phương, tổ chức FAO bổ sung.
Đạo luật công nhận lâm quyền của Ấn Độ, Chương trình Lâm nghiệp xã hội của In-đô-nê-si-a và chương trình nhượng quyền đất xã hội của Cam-pu-chia là những điển hình về lập pháp để phục hồi các quyền của cộng đồng địa phương.
Anh Tuấn (Lược dịch từ Bangkokpost)
- Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022 (08/02)
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục (08/02)
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên (08/02)
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người (08/02)
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp (08/02)
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế (07/02)
- WHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợ (07/02)
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3 (07/02)
-
Thương mại hàng hóa Mỹ-Trung đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022
- Hàn Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy hợp tác giữa hai miền Triều Tiên
- Dự báo sản lượng khí đốt tự nhiên của Mỹ năm 2023 cao kỷ lục
- Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ động đất chết người
- Động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria: Hơn 7.800 người thiệt mạng, Thổ Nhĩ Kỳ ban bố tình trạng khẩn cấp
- IATA: Năm 2022, lưu lượng hàng không toàn cầu đã phục hồi hơn 2/3
- Timor Leste tiến thêm một bước trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Chuyển đổi hệ thống lương thực là yếu tố quan trọng hướng tới phát triển bền vững
- ASEAN+3 thúc đẩy phục hồi và phát triển du lịch bền vững
-
UNICEF: 8 xu hướng sẽ tác động đến trẻ em trong năm 2023
- Chặng đường đồng hành Việt-Lào in đậm dấu ấn của ĐCS Việt Nam
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- Vụ lật tàu đánh cá tại Hàn Quốc: Có 2 công dân Việt Nam mất tích
- Các địa phương Việt Nam tăng hợp tác với thành phố Saintes của Pháp
- Việc tái thiết ngọn tháp của Nhà thờ Đức Bà (Paris) sẽ hoàn thành vào cuối năm
- ASEAN và Ấn Độ thông qua kế hoạch công tác du lịch 2023-2027
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam
- Mua nhà Lakeview City
- Giá căn hộ privia an dương vương
- Danh sách condotel phú quốc 2022
- Dự án Akari city Bình Tân
- Dự án felicia đà nẵng
- The Opusk Thủ Thiêm
- Xem ngay Chính sách bán hàng Vicom Quảng Trị
- Vin smart city