ClockThứ Bảy, 02/11/2019 12:55

Đô thị phát triển nhưng dịch vụ không tương ứng

TTH - Đến năm 2020, TX. Hương Thủy dự tính tỷ lệ đô thị hóa là gần 70%, con số chính xác được đưa ra là 68%.

Bộ mặt TX. Hương Thủy thay đổi đáng kểHương Thủy - địa phương cán đích đầu tiên trong xây dựng nông thôn mới

Đến năm 2020, TX. Hương Thủy dự tính tỷ lệ đô thị hóa là gần 70%. Ảnh: MC

Tỉnh Thừa Thiên Huế, ngoài TP. Huế còn có 2 thị xã, trong đó có TX. Hương Thủy.

Đọc các số liệu thống kê về phát triển kinh tế ở các lĩnh vực, chúng ta thấy, cơ cấu kinh tế của Hương Thủy “đi ngược” với cơ cấu kinh tế của tỉnh? Cơ cấu kinh tế của tỉnh là dịch vụ - công nghiệp – xây dựng – nông lâm ngư nghiệp. Còn Hương Thủy, lấy phát triển công nghiệp làm trọng tâm.

Điều này có lẽ bắt nguồn từ việc mỗi địa phương có những thế mạnh riêng cần phát huy. Với vị trí thuận lợi của Hương Thủy, là đô thị giáp ranh với TP. Huế - thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên Huế, có sân bay Phú Bài và hệ thống giao thông kết nối thuận lợi nên tốc độ đô thị hóa của Hương Thủy diễn ra khá nhanh.

Từ hàng chục năm trước, với vị trí thuận lợi, khu công nghiệp Phú Bài nằm trên một vùng đất rộng bằng phẳng, chẳng cần giải tỏa đền bù nhiều, kết nối với giao thông thuận lợi và là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh được xây dựng nên đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ lấp đầy rất cao. 

Đô thị phát triển bao giờ cũng thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn. Khu công nghiệp Phú Bài chính là nơi tạo ra động lực phát triển quan trọng nhất của TX. Hương Thủy.

Sự “đi ngược” về cơ cấu kinh tế của tỉnh, có cái hay, đó chính là sự khác biệt bổ sung để hoàn thiện bức tranh kinh tế của tỉnh. Sự khác biệt thường tạo ra một số lợi thế như: phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương; tránh cạnh tranh đối đầu với các địa phương khác vốn là những lĩnh vực mình không có thế mạnh.

Nhưng có cái bất lợi là khó nhận được sự hỗ trợ nhiều từ cấp trên. Trong 5 năm (giai đoạn 2016 -2020) ước tính đầu tư toàn xã hội của Hương Thủy là 14.000 tỷ đồng (số liệu từ UBND thị xã), tính bình quân mỗi năm khoảng 2.800 tỷ đồng. Trong khi đầu tư toàn xã hội của tỉnh năm gần nhất - 2018 là 20.500 tỷ đồng. Như vậy, đầu tư toàn xã hội của một thị xã được gọi là “động lực” phía nam của tỉnh nhưng chỉ nhỉnh hơn 7,3% vốn đầu tư xã hội so với tỉnh. Con số này là nhiều hay ít?

Có một điểm đáng chú ý trong phát triển kinh tế của TX. Hương Thủy là tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, nhưng dịch vụ phát triển đi kèm có vẻ như không tương ứng. Bất kỳ một đô thị nào phát triển cũng kéo theo sự phát triển dịch vụ. Và đến lượt mình, dịch vụ sẽ tạo ra một lực kéo để phát triển đô thị. Một đô thị mà dịch vụ chậm phát triển sẽ làm “kém đi sức sống” của đô thị đó!?

Đô thị Hương Thủy dịch vụ chỉ nhỉnh hơn 9% trong cơ cấu kinh tế, mà con số này là dự ước cho năm 2020, nghĩa là những năm trước còn thấp hơn nhiều (số liệu theo UBND thị xã). Thế thì đô thị Hương Thủy dựa vào động lực nào để phát triển. Số liệu chỉ ra đó là công nghiệp  - xây dựng. Tỷ trọng của ngành này chiếm gần 89%.

Có một điều cần phải lý giải là công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, đô thị hóa phát triển mạnh nhưng ít tác động lên dịch vụ, phải chăng là một điều kỳ lạ? Phải chăng công nghiệp của TX. Hương Thủy tạo ra nhiều giá trị nhưng bản thân thị xã không “hưởng" được bao nhiêu từ những giá trị tạo ra. Đây chỉ là nơi sản xuất hàng hóa và chuyển đi nơi khác, cùng lắm là tạo ra nguồn thu cho ngân sách và một số công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Một nền kinh tế phát triển quá dựa vào một lĩnh vực nào đó, có thể rất dễ gặp  rủi ro khi ngành đó gặp trục trặc. Chúng ta đã từng chứng kiến những thời kỳ khủng hoảng kinh tế đã tác động làm cho hàng tồn kho nhiều, lãi suất ngân hàng tăng cao, nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động hoặc phá sản.

Giả sử như có một đợt khủng hoảng kinh tế nào đó diễn ra, rất có thể ngay lập tức tăng trưởng kinh tế của Hương Thủy bị ảnh hưởng. Lấy cái gì bù vào sự sụt giảm này trong khi hai lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp (nói chung) chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Có lẽ, đây cũng là điều cần phân tích, lý giải cho sự phát triển kinh tế của Hương Thủy trong thời gian tới.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

TIN MỚI

Return to top