ClockThứ Bảy, 21/11/2015 11:03

Đoạn đường lổn nhổn

TTH - Đoạn đường ngắn, nhưng đã được quy hoạch có bề ngang mặt đường 11 m nên những ngôi nhà được xây dựng mới đã lùi vào đúng vị trí phân giới. Có vẻ như đã lâu không ai có trách nhiệm nhòm ngó tới, nên xem ra cái xóm bên phố này trông giống một cái bánh tẻ ở miền Bắc, với hai đầu buộc túm lại và phình ra ở giữa. Việc này vô hình dung đã tạo cho lũ trẻ trong ngõ phố được một khoảng sân chơi khá rộng, khi ở đầu và cuối ngõ, người ta vẫn tận dụng đất cũ được cho là thuộc sở hữu của nhà mình, nên làm ra mấy ki- ốt tạm để cho thuê.

Miết rồi, khoảng được cho là sân của xóm bên phố trở nên nhếch nhác với mặt bằng lồi lõm gồ ghề. Không phải là người trong xóm không bàn với nhau gia cố lại phần đường trước mặt nhà mà trước đây, mọi người đã cùng nhau góp phần. Chỉ tại vì con đường qua xóm thông qua hai trục đường chính, nên dù có thắt hai đầu thì xe cộ các loại vẫn chạy qua hàng ngày. Xe đạp, xe máy, xe bốn bánh và rồi thì xe tải cũng qua lại thường xuyên. Mặt đường xi măng tự đổ yếu, nên việc nó bị băm nát là điều đương nhiên.

1 năm. 2 năm. Và chuẩn bị đến tết này thì người trong xóm bảo nhau xem làm cách nào để làm lại cái mặt sân (chứ không phải mặt đường) vì nó nhếch nhác quá. Bàn qua cãi lại, ai cũng mong muốn nó được tu bổ, nhưng mọi người vẫn không tìm ra được tiếng nói chung. Đơn giản chỉ vì cái lý chết: góp tiền cùng nhau thì được thôi, nhưng để làm một cách bài bản thì không phải là ít, dạng như kiểu bê tông hóa, liệu non 10m nhà có đủ sức không? Rồi thì xe to vẫn chạy qua chạy lại, mình làm chi được họ? Rồi thì nhỡ đến khi thành phố đầu tư - mặc dù chưa biết khi nào – người ta có bóc gõ lớp bê tông đã được đổ xuống? Mà chắc chắn là gỡ rồi, vì độ cao đầu đường với cuối đường chênh nhau cả mét thế kia? Và tóm lại, câu hỏi lơ lửng là, đến khi nào thì phường, thành phố mới để mắt đến con đường đã được quy hoạch này để người dân thông tỏ?

Không ai trả lời được câu hỏi này. Hỏi người có trách nhiệm ở phường thì được biết, phường còn chờ làm việc với ngành chủ quản về giải tỏa, đền bù cho mấy người đầu, cuối ngõ...

Cuối cùng là, khoảng sân – con đường trước xóm phố nhỏ có hình dạng lạ kỳ trở nên vênh vao. Chỗ vừa được láng lại, nền cao nền thấp, chỗ thì mặc kệ cho ổ gà ổ vịt.

Càng thấu hiểu cảnh thành phố chả đẹp được nếu nhìn vào vi mô, bắt đầu từ những cá thể hạ tầng chưa được quan tâm và huy động được sự đóng góp chung của người dân trên một sự thống nhất.

An Bình Nguyễn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top