ClockThứ Hai, 24/09/2012 16:24

Doanh nghiệp 3 trong 1

TTH - Thành lập từ tháng 5/2010, Công ty CP Phước Hiệp Thành đóng tại xã Hương Văn (thị xã Hương Trà) là chỗ dựa cho hàng trăm lao động tại các vùng nông thôn và góp phần gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh.

Chúng tôi đến Công ty CP Phước Hiệp Thành đúng vào dịp DN đang gấp rút đóng gói hàng hóa cho chuyến xuất khẩu hàng sang các nước Mỹ, Úc và các thị trường châu Âu. Từ một xưởng sản xuất quy mô nhỏ đóng tại xã Hương Văn với vài chục lao động khi mới thành lập, đến nay DN có 3 xưởng sản xuất sợi nhựa xuất khẩu tại xã Quảng Vinh (Quảng Điền), Hương Văn và Bình Thành (thị xã Hương Trà); xưởng sản xuất khung nhôm, sắt tĩnh điện và một DN sản xuất nệm phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hóa; giải quyết việc làm cho gần 500 lao động với mức thu nhập từ 2- 6 triệu đồng/người/tháng. Chị Nguyễn Thị Liên, trú tại thôn Bao La, xã Quảng Phú (Quảng Điền) cho biết: “Trước đây mình và nhiều anh chị em trong xã không có việc làm, địa bàn thấp trũng nên kinh tế gặp nhiều khó khăn, từ ngày được đào tạo nghề ở đây nên công việc khá ổn định. Mỗi tháng chị thu nhập trên 2,5 triệu đồng, tháng mô làm sản phẩm nhiều hơn thì thu nhập cao hơn, khoảng 3 triệu đồng/tháng. Nghề này làm khá nhẹ nhàng và phù hợp với lao động nữ”.

 

Hàng trăm lao động có việc làm và thu nhập ổn định thông qua nghề đan sợi nhựa xuất khẩu

 

Nắm bắt nhu cầu của thị trường các nước, trong đó chủ yếu là châu Âu đang cần các sản phẩm bàn ghế sản xuất từ sợi nhựa, ông Nguyễn Văn Phước nhanh chóng thành lập DN sản xuất các sản phẩm này. Lúc đầu, DN chỉ ký kết một vài hợp đồng nhỏ lẻ với giá trị kim ngạch vài tỷ đồng, đến nay DN đã mở rộng quy mô, nhận nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu mỗi năm chiếm khoảng 2 triệu USD. Không dừng lại với việc sản xuất các sản phẩm từ sợi nhựa, DN đã thành lập các xưởng sản xuất khung nhôm, sắt tĩnh điện và nệm vải phục vụ cho hoạt động xuất khẩu trọn gói đối với các sản phẩm bàn ghế nhựa, đồng thời tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động nông thôn.

 

Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc Công ty CP Phước Hiệp Thành cho biết: “Mặc dù chưa hết quý II-2012 song DN đã ký hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2013 với số lượng xuất khẩu khá lớn. Đơn vị đang dự trữ nguồn nguyên liệu, đào tạo nhân công và sản xuất hàng theo yêu cầu của đối tác, sau đó tiếp tục ký hợp đồng cho các năm tiếp theo.” Để mở rộng quy mô sản xuất cũng như giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, năm 2013, DN có kế hoạch mở thêm xưởng sản xuất trên địa bàn huyện Phú Vang, kế tiếp sẽ mở rộng thêm tại một số địa phương trong tỉnh nhằm góp phần cùng với tỉnh giải quyết lượng lao động nhàn rỗi tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top