Thế giới

Doanh nghiệp Anh muốn đất nước và Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận Brexit

ClockThứ Hai, 28/09/2020 08:07
TTH.VN - Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) ngày 27/9 cho biết, trước thềm vòng đàm phán cuối cùng sẽ bắt đầu tại Brussel vào tuần tới, hơn ¾ doanh nghiệp của Vương Quốc Anh muốn đất nước và Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận thương mại hậu Brexit.

Hạ viện Anh thông qua dự luật gây tranh cãi nhằm “lật lại” thỏa thuận BrexitEU cảnh báo sự tín nhiệm quốc tế của Anh đang bị đe dọaĐàm phán hậu Brexit: Thiếu tiến triểnEU và Anh tiến hành vòng đàm phán thứ 7 về thỏa thuận hậu BrexitEU có thể thỏa hiệp để khai thông bế tắc trong đàm phán với Anh

Doanh nghiệp Anh muốn đất nước và EU đạt được thỏa thuận Brexit. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Cụ thể, theo khảo sát thực hiện với 648 chủ doanh nghiệp trong giai đoạn từ 26/8 – 15/9, chỉ 4% những doanh nghiệp được hỏi mong muốn một kịch bản không thỏa thuận.

Theo Tổng Giám đốc CBI Dame Carolyn Fairbairn, các doanh nghiệp phải đối mặt với một cú “hat-trick” về thách thức chưa từng có. Đó là phải phục hồi lại từ đợt dịch COVID-19 đầu tiên, đối phó với sự lây lan của dịch bệnh và chuẩn bị đối mặt với những thay đổi quan trọng trong mối quan hệ giữa Anh và EU.

Được biết, các cuộc đàm phán giữa EU và Vương Quốc Anh về thỏa thuận Brexit đã và đang đi vào bế tắc sau khi London tuyên bố tìm cách thay thế một số nội dung của thỏa thuận Brexit với Brussels, bao gồm Dự luật Thị trường nội bộ, cho phép Anh rút lại một số cam kết về viện trợ nhà nước và kiểm tra hải quan đối với hàng hóa vào Bắc Ireland.

Thủ tướng Boris Johnson đã ấn định ngày 15/10 là thời hạn cuối cùng để cả hai bên đạt được thỏa thuận hậu Brexit. Bằng không, Vương Quốc Anh sẽ từ bỏ tiếp tục tham gia đàm phán.

Vương Quốc Anh đã rời Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 1, nhưng hiện vẫn đang tuân theo các điều khoản thương mại hiện tại của EU và đang trong giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, nếu không có thảo thuận nào được thiết lập trước khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp vào ngày 31/12 tới, các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dành cho cả hai bên sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2021, bao gồm quy định về thuế quan và kiểm tra biên giới đối với hàng hóa của Anh vào EU.

Đan Lê (Lược dịch từ Sputnik News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top