ClockThứ Năm, 07/06/2012 11:17

Doanh nghiệp đã tiếp cận được vốn lãi suất thấp

TTH - Nguồn vốn lãi suất thấp bắt đầu chảy vào sản xuất kinh doanh (SXKD), dù chưa nhiều nhưng cũng đã là những tín hiệu tích cực.

Nhiều gói cho vay lãi suất thấp

Sau khi trần lãi suất 11% có hiệu lực, các ngân hàng (NH) liên tiếp hạ lãi suất cho vay. Đi kèm đó là nhiều gói cho vay với lãi suất thấp.Ngoài các NH Nhà nước nắm cổ phần chi phối, như: Đầu tư và Phát triển (BIDV), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngoại thương (Vietcombank), Công thương (VietinBank); còn có các ngân hàng cổ phần, như Á Châu (ACB), Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)...
 

Xuất khẩu, một trong những lĩnh vực được ưu tiên vay vốn theo lãi suất thấp

 
BIDV lần thứ 3 liên tiếp giảm lãi suất từ đầu năm đến nay. Theo đó, lãi suất vay ngắn hạn chỉ bằng lãi suất trần huy động vốn cộng 1-2%/năm, tương đương mức lãi suất từ 12-13%/năm; cho vay đối với các đối tượng ưu tiên sẽ điều chỉnh trần lãi suất cho vay 13%/năm.Vietcombank dành tới 2.000 tỷ đồng triển khai gói hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi dành cho cá nhân, hộ kinh doanh; lãi suất từ 13%/năm dành cho các khoản vay thông thường; từ 14%/năm cho các khoản vay mua nhà, xây hoặc sửa chữa nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê.LienVietPostBank cũng hạ lãi suất cho vay tối thiểu 13,5%/năm áp dụng ngay đối với khách hàng DN vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng lần đầu tiên với NH. Tổng gói hạn mức cho vay ưu đãi là 500 tỷ đồng với lãi suất cho vay tối thiểu là 14%/năm trong 6 tháng đầu. ACB tiếp tục giảm lãi suất cho vay dành cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn để SXKD, tiêu dùng, mua bất động sản với lãi suất cho vay thấp nhất là 15,5%/năm. Tổng gói hạn mức tín dụng ACB dành cho đợt này lên đến 7.000 tỷ đồng...
 

Hạ trần lãi suất huy động về 11%/năm sẽ kéo theo trần lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực ưu tiên khuyến khích: Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, DN vừa và nhỏ cũng được giảm về 14%/năm. Theo Ngô Văn Vinh, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh , tính đến cuối tháng 5-2012, tổng dư nợ của hệ thống NH trên địa bàn ước hơn 13.000 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn huy động ước khoảng 16.000 tỷ đồng; điều đó chứng tỏ vốn NH đang thừa và rất muốn cho vay nếu DN có phương án SXKD khả thi...

Lý giải động thái giảm lãi suất sớm và sâu này, lãnh đạo một NH trên địa bàn cho hay, là do cầu ít, cung nhiều. Cả tuần nay, huy động tiền gửi dân cư vẫn tăng đều. Với lãi suất trần 11%/năm, nhiều người mang tiền gửi ngân hàng kỳ hạn dài từ 3-6 tháng. Trong khi đó, lãi suất trên thị trường liên NH giảm mạnh. Lãi suất huy động hạ thì NH cũng hạ lãi suất cho vay mà không cần một “độ trễ” kéo dài như trước đây. 
 
DN tiếp cận vốn mới
 
Theo tìm hiểu của chúng tôi, mức lãi suất cho vay mới và thấp nhất (13-14%/năm) như các ngân hàng công bố ở trên, số lượng DN vay được chỉ “đếm trên đầu ngón tay”. Tuy nhiên, với mức lãi suất 15%/năm (giảm 3-4%) so với trước đây thì đã có khá nhiều DN tiếp cận được.

Lâu nay, người ta chỉ quen nghe và nhìn thấy hình ảnh "hàng tồn kho" của DN mà không hình dung "tiền tồn kho" của NH cũng nguy hại thế nào. Tiền huy động về hàng ngày vẫn phải trả lãi trong khi cứ để đấy thì lấy đâu bù đắp chi phí lãi, chưa kể còn nhiều chi phí khác... Chấp nhận giảm lãi suất cho vay ra dù có mất đi một phần lợi nhuận nhưng bù lại, vốn không "chết" thì kết quả cuối cùng vẫn còn hơn khi giữ được khách hàng.

 
Trưởng phòng Quan hệ khách hàng BIDV Thừa Thiên Huế Lê Quang Mạnh cho biết, riêng lãi suất thấp nhất 13% (tính đến thời điểm hiện tại), ngân hàng này đã giải ngân khoảng 10 tỷ đồng cho 7 DN, như Kim Long, Hưng Thịnh, Khai thác đá... Tại Agribank Thừa Thiên Huế, Trưởng phòng Kinh doanh Lê Thị Cúc cho hay, ngoài việc cơ cấu lại nợ cho nhiều DN, các công ty cổ phần như: Vật tư nông nghiệp, Giống và cây trồng vật nuôi tỉnh, Thực phẩm, Điện tử Huế... đã tiếp cận được nguồn vốn ngắn hạn (1 năm) với lãi suất 15%/năm, giảm 3,5%/năm so với trước đây. Hiện, ngân hàng này đã giải ngân khoảng 70 tỷ đồng cho hơn 30 DN, chủ yếu các lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, công nghiệp phụ trợ, DN vừa và nhỏ...
 
Ông Cao Đình Hiệp, Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến lâm sản Hương Giang cho hay, Vietcombank Huế đã thông báo điều chỉnh cho DN về mức 15%/năm. Việc còn lại của DN là cố gắng quay vòng vốn đến hạn thật nhanh để NH tự điều chỉnh theo biểu lãi suất mới (13-14%/năm). Tuy nhiên, vấn đề ông Hiệp quan tâm là với quy mô và tài sản của DN mình, ngoài 15 tỷ đồng đã vay theo lãi suất cũ và đang được vay theo lãi suất mới, DN này muốn NH nâng thêm định mức cho vay, nhưng vẫn đang trong quá trình thương thảo; bởi theo Trưởng phòng Khách hàng Vietcombank Huế Vũ Văn Hòa, thì còn phụ thuộc vào các điều kiện khác của DN. Công ty TNHH Ngọc Anh, một DN hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ cho biết, DN này mới vay ở Vietcombank Huế vài tỷ đồng và được hưởng mức lãi suất mới. Được biết, Công ty Gạch tuynen số 2 và một DN sản xuất bê tông, mỗi DN vay tại Vietcombank Huế hơn 10 tỷ đồng với lãi suất hỗ trợ DN vừa và nhỏ 15%/năm...

Bạch Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
'Bến đỗ' tiếp theo của vàng

Giữa lúc giới đầu tư đang hân hoan tận hưởng những kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán, vàng - nơi trú ẩn yêu thích của họ - cũng đang đạt những đỉnh cao mới.

Bến đỗ tiếp theo của vàng
Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

Giới đầu tư đang “nóng lòng” chờ Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ sớm được sửa đổi để bình ổn thị trường vàng. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, để thu hẹp khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, trước tiên, cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC.

Xóa độc quyền để bình ổn thị trường vàng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top