ClockThứ Sáu, 02/10/2015 10:48

Doanh nghiệp Huế trước thềm hội nhập - Kỳ 2: Để không “chìm” khi ra “biển lớn”

TTH - Sau hơn 8 năm cùng cả nước hội nhập sâu với kinh tế thế giới, đến nay, hàng hóa của các DN trong tỉnh đã có mặt trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lần “ra biển” này, muốn vượt qua các “rào cản” khắt khe của những điều khoản Hiệp định, DN Thừa Thiên Huế đang rất cần sự hỗ trợ để vững bước trên đường hội nhập, tận dụng tốt nhất những cơ hội mới đang mở ra.          

>>  Kỳ 1: Tâm thế sẵn sàng nhưng... chưa vững

Dệt may là ngành hàng đầu tiên đón nhận cơ hội do TPP mang lại

Cần gì và cần ai?

Hiện, ngành công nghiệp dệt may đang chiếm ưu thế với khoảng 70% kim gạch xuất khẩu của tỉnh. Theo đó, đây cũng là một trong những nhóm DN đầu tiên đón nhận cơ hội cũng như thách thức mà Hiệp định TPP mang lại. “Chúng tôi cần được hỗ trợ những cái cụ thể chứ không phải giúp chung chung. Đó là cơ chế cho vay vốn ưu đãi, cơ chế chính sách khi đầu tư về thuế, đất đai, xử lý môi trường; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực dệt nhuộm chất lượng cao. Đặc biệt, Nhà nước cũng cần có biện pháp hiệu quả trong việc chống gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh an toàn để các DN trong nước được cạnh tranh lành mạnh”, Giám đốc điều hành HUEGATEX Nguyễn Thanh Tý mong mỏi.

Đề cập đến việc các DN dệt may có thể liên kết lại để tồn tại khi ra “biển”, ông Tý cho rằng: Đa phần là “thuyền nhỏ” nhưng lại cực kỳ khó hợp tác vì không có ai “đứng mũi chịu sào”. Thế nên, mới có chuyện, mỗi DN thường thực hiện từ A-Z tất cả các khâu của một sản phẩm, chứ nếu chuyên môn hóa thì đã khác...

Đầu tư nguồn lực con người là yếu tố quan trọng trước thềm hội nhập

Gần 40 năm nỗ lực phát triển thương hiệu cho mè xửng Huế nói chung và CT TNHH Thiên Hương nói riêng, Giám đốc Hồ Thị Hoa vẫn luôn “mơ” có ngày trên 25 cơ sở sản xuất mè xửng trên địa bàn có thể liên kết lại để giữ gìn và phát triển nghề truyền thống; xây dựng một thương hiệu chung, có logo, nhãn hiệu để khách hàng nhận diện sản phẩm chất lượng. Qua đó, góp phần cạnh tranh với sản phẩm “ngoại”. “Mơ đã thành thực khi năm 2014, Sở Công Thương đã thành lập Hội Mè xửng Huế với 25 hội viên do chị làm chủ tịch hội, nhưng với tư tưởng “mình là nhất”, chỉ có 5 thành viên chịu ngồi lại, số khác vẫn “mạnh ai nấy làm” nên đến nay logo hay nhãn hiệu chung vẫn chỉ là mơ ước”, chị Hoa buồn bã.

“Nếu tỉnh có chính sách thu hút các tàu hàng vào cập Cảng Chân Mây thường xuyên thì sẽ rất thuận lợi cho DN xuất khẩu. Hiện nay, hàng về đến cảng nhưng tàu chưa có dẫn đến trễ đơn hàng, phải vận chuyển bằng máy bay thì DN chỉ có “chết”. Chúng ta có thể học tập Đà Nẵng trong việc mời gọi các tàu hàng vào cảng. Chứ trước đây, DN toàn kéo nhau vào tận TP Hồ Chí Minh, nhưng nay đều tập trung cho Đà Nẵng thôi, Giám đốc CT CP Chế biến gỗ Thừa Thiên Huế -HUWOCO Lê Dương Huy gợi ý.

Kinh doanh dịch vụ phi hàng không (tại Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài), Giám đốc CT CP Sóng Việt-chi nhánh Huế Châu Thị Nhớ băn khoăn: “Theo tôi thấy, công tác maketting ở Huế làm chưa tốt. Vì nếu làm tốt thì với tiềm năng du lịch đang có, lượng khách đến Huế sẽ nhiều hơn bây giờ. Hiện tại, chúng tôi vẫn thường xuyên quảng bá về Huế cho du khách bằng nhiều hình thức nhưng vì đơn lẻ nên khó hiệu quả. Vì vậy, cần có sự liên doanh liên kết giữa các DN kinh doanh du lịch để quảng bá tốt hơn và đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời giúp các DN địa phương không chỉ “đứng vững” mà còn phát triển trong hội nhập”.

Phát huy lợi thế

Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm các DN cần có sự chuẩn bị một cách chủ động. Chủ động nắm bắt tình hình kinh tế, đưa ra chiến lược cụ thể, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, đầu tư nguồn lực con người, ứng dụng khoa học kỹ thuật là những điều cần thiết phải làm. Bản thân lãnh đạo DN cũng phải nâng cao khả năng quản trị, nắm bắt tình hình; chủ động tìm hiểu nội dung chính của những hiệp định thương mại.

Báo cáo của Sở Ngoại vụ về tình hình hội nhập quốc tế trên địa bàn cho thấy: Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của tỉnh những năm gần đây đều tăng 15%, năm 2014 đạt 500 triệu USD, nhưng hiện TT.Huế vẫn có nhiều khó khăn, tồn tại như: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; nhiều cơ quan, đơn vị, DN còn thiếu cán bộ giỏi về quản lý hành chính, kinh doanh, thiếu khả năng tham mưu chiến lược; tư duy và phong cách, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức còn chậm đổi mới... chưa đáp ứng được nhu cầu của quá trình phát triển và hội nhập. 

Có kinh nghiệm từ việc làm hàng giá trị gia tăng xuất Nhật, Giám đốc CT CP Phát triển Thủy sản Huế Nguyễn Thanh Túc nhận định: Trước mắt, DN sẽ phải đối mặt với những yêu cầu, tiêu chuẩn cao về chất lượng hàng hóa, chịu sức ép phải tuân thủ các điều khoản quy định về vệ sinh môi trường, lao động và quy trình công nghệ. Những quy định này đối với DN thiếu công nghệ, vốn và kinh nghiệm sản xuất sẽ rất ngặt nghèo. Vì vậy, cần cụ thể hóa những tiêu chuẩn đó trước rồi mới tính chuyện xuất khẩu.

Phó Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Nguyễn Diễn đề xuất: “Các DN Thừa Thiên Huế phải biết “mình là ai”, xem mình có lợi thế so sánh nào so với các quốc gia khác, các tỉnh thành khác thì tập trung để thực hiện. Sử dụng cái lợi thế đó và tìm hiểu những quy định để có thể thực hiện một cách tốt nhất những yêu cầu đặt ra của các hiệp định. Với các DN xuất khẩu, cần tìm cách bươn chải sang thị trường của các quốc gia đã mở cửa và hạ thuế quan xuống bằng không để tìm xem thị trường nào muốn nhập khẩu những cái mình có”.

“Hiện nay cái DN cần là giải pháp hỗ trợ cụ thể. Mặt khác, cần tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình DN. Tỉnh cần có chương trình hỗ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN vừa và nhỏ, thành phần chiếm tỷ lệ lớn trong tổng các DN nhưng hiệu quả mang lại chưa như mong đợi. Hỗ trợ các DN trong việc xuất nhập khẩu và tìm kiếm thị trường đầu ra...” - Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Nguyễn Mậu chi thẳng thắn. 

LIÊN MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top