ClockThứ Tư, 13/12/2017 14:41

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo chật vật với thủ tục hành chính

Nhiều thủ tục hành chính đang cản trở sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khiến doanh nghiệp vuột mất nhiều cơ hội.

Đồng hành cùng doanh nghiệp: Không chỉ bằng lời nói6 doanh nghiệp khởi nghiệp được tặng phần mềm kế toán MISAGần 15.400 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động219 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký gấp 3 lầnHộ kinh doanh cá thể “ngại lên”doanh nghiệp

Hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã bắt đầu từ hàng chục năm trước, với việc hình thành một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử, dạy học trực tuyến... Hiện chưa có con số thống kê chính thức về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhưng có thể thấy sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp khá nhanh chóng.

Đó chính là nhờ hạ tầng liên quan đến công nghệ phát triển, sự hội nhập kinh tế, hỗ trợ của chính phủ và tư duy khởi nghiệp của các bạn trẻ có kiến thức. Cùng với những thuận lợi, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng đang vướng phải những khó khăn từ thủ tục hành chính rườm rà và một số cơ chế chính sách chưa tiếp cận được.

Chị Phạm Lan Khanh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông số Flamingo cho biết, vài năm nay, công ty nhận được nhiều sự trợ giúp của Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, từ chỗ làm việc, truyền thông kết nối đến hỗ trợ vốn. Cụ thể là công ty đang có 1 tỷ đồng vốn ưu đãi từ chương trình Speed Up của Sở này để phát triển.

Nhưng nhiều thủ tục hành chính đang cản trở sự phát triển của một doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như Flamingo. Có những lúc, thủ tục hành chính khiến công ty này vuột mất nhiều cơ hội. Hiện nay, để phát triển dòng sản phẩm mới, Flamingo đang thành lập một doanh nghiệp mới và đã có nhà đầu tư nước ngoài đồng ý rót vốn vào. Tuy nhiên, nhà đầu tư yêu cầu phải thành lập công ty ở Singapore với lý do rất đơn giản là thủ tục nhanh gọn hơn rất nhiều.

“Ở Singapore chỉ mất có 2 ngày để thành lập công ty. Tiền đầu tư tại Singapore dễ hơn, khoảng thời gian từ khi thành lập công ty đến khi nhà đầu tư rót vốn vào công ty đó chỉ mất 1 tháng thôi. Còn ở Việt Nam, các nhà đầu tư từng đầu tư về Việt Nam chia phải mất 8 tháng”, chị Khanh nói.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường hình thành nhanh chóng, thay đổi vốn góp liên tục, thoái vốn nhanh. Nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động trong một giai đoạn nhất định để đáp ứng nhu cầu của thị trường, của nền kinh tế. Sau đó, doanh nghiệp có thể giải thể và thành lập mới, đầu tư theo hướng khác.

Chính vì vậy, thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn còn phức tạp, chồng chéo, mất thời gian ngay từ khâu thành lập doanh nghiệp đến các hoạt động về sau khiến nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mất đi cơ hội. Từ đó, muốn thành lập, nắm bắt thời cơ, nhanh chóng đi vào hoạt động thì doanh nghiệp buộc phải tìm cách đối phó. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp khởi nghiệp Việt đăng kí thành lập doanh nghiệp ở quốc gia khác đã không còn là trường hợp đơn lẻ.

Chị Phạm Thị Bích Huệ, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM thừa nhận, quá trình khởi nghiệp từ các nguồn đầu tư trong nước, nước ngoài, từ các du học sinh, trí thức kiều bào… “Nhưng hiện vẫn chưa có những chính sách hỗ trợ, tư vấn, minh bạch và rõ ràng để hút được các nguồn đầu tư khởi nghiệp này. Chính vì thế, gần đây có hiện tượng chảy máu khởi nghiệp, qua Singapore chẳng hạn”, chị Huệ cho hay.

Theo khảo sát mới đây của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), có 73% doanh nghiệp cho rằng rào cản liên quan đến cơ chế chính sách do thủ tục rườm rà, gây mất thời gian; 46% cho rằng do chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước; 36% cho rằng do sự thay đổi đột ngột và bất định về chính sách… Chính phủ có hàng loạt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có cải cách mạnh thủ tục hành chính nhưng mới chỉ có 27% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá cao nhóm giải pháp này.

Chị Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP HCM cho rằng, có 8 chỉ số đánh giá quan trọng khi nhìn một nền kinh tế khởi nghiệp sáng tạo, đó là vốn, chính sách, chương trình của chính phủ, giáo dục- đào tạo, chuyển giao các nghiên cứu - phát triển, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, văn hóa chấp nhận rủi ro và tiêu chí của thị trường.

Ở Việt Nam hiện nay, các chỉ số đều chưa cao. Hiện chưa có quy trình pháp lý hay quy định nào về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào và rút vốn ra khỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp nên nhà đầu tư khá e ngại trong vấn đề bảo toàn nguồn đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thêm vào đó, sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ mới cũng gặp rất nhiều thủ tục cản trở.

“Với các doanh nghiệp startup, để tạo được sự bứt phá phải đưa ra các mô hình kinh doanh mới, bao gồm cả việc tận dụng nền tảng công nghệ mới. Tuy nhiên cơ chế này đang có nhiều giấy phép con, các thủ tục gây cản trở nhiều cho các startup và nó là rào cản vô hình. Các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay còn khó khăn rất nhiều khi tiếp cận các văn bản pháp lý, chương trình, nội dung hỗ trợ”, chị Phi cho biết.

Tại TP HCM và cả nước, mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp đang hình thành và hoạt động ngày càng hiệu quả. Mạng lưới các nhà đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng hình thành và mạnh dạn hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thế nhưng, muốn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đón được sự hỗ trợ đó thì thông tin về cơ chế chính sách phải thông suốt và thủ tục hành chính liên quan phải đơn giản hơn.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Return to top