ClockThứ Hai, 10/04/2017 14:32

Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam không đoàn kết, bị đối tác ép giá

Báo cáo kết quả khảo sát tình trạng đón khách Trung Quốc tại cửa khẩu Móng Cái (Trung Quốc) vừa qua cho thấy doanh nghiệp lữ hành Việt Nam không đoàn kết trong giao dịch với đối tác nước ngoài, luôn bị đối tác ép giá, chỉ cạnh tranh với nhau bằng cách hạ thấp giá tour.

Bộ đội Biên phòng làm thủ tục nhập cảnh cho du khách Trung Quốc. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) vừa phối hợp với Tổng cục Du lịch làm việc với Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Phòng Văn hóa, Thông tin thành phố Móng Cái và khảo sát thực tế tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái về hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái, Quảng Ninh.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Quảng Ninh, lượng khách Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đạt khoảng 180.000 lượt khách, tăng gấp 1,8 lần so với quý I/2016. Lượng khách tăng, khi làm thủ tục nhập xuất cảnh thường tập trung vào một thời điểm từ 12h-14h nên có tình trạng khách phải đợi ở khu vực ngoài nhà chờ. Nhìn chung, thời gian khách chờ không lâu, cơ quan biên phòng đã có các giải pháp rút ngắn thời gian làm thủ tục, làm thêm nhà chờ cho khách, đảm bảo an ninh, an toàn nên không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động du lịch.

Về hoạt động lữ hành, nhìn chung các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thường bị các đối tác Trung Quốc ép giá, đồng thời cạnh tranh bằng cách hạ giá tour. Việc hạ giá tour thậm chí đến mức bằng 0, gọi là “tour 0 đồng”, thường xảy ra đối với các đoàn khách lẻ do các doanh nghiệp lữ hành Trung Quốc thu gom khách từ bên Trung Quốc, sau đó kết hợp với doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đưa khách vào Việt Nam du lịch.

Theo Thanh tra Bộ VHTTDL, giá tour thấp nên doanh nghiệp, hướng dẫn viên tìm cách đưa khách đến điểm mua sắm, mua thêm tour điểm thăm quan để hưởng “hoa hồng”, thu thêm tiền của khách.

Tiền thu được từ các điểm bán hàng chi trả và khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam và Trung Quốc chia nhau bù đắp lại chi phí tour và lợi nhuận doanh nghiệp. Chi phí ban đầu do các doanh nghiệp Việt Nam chi ứng trước, phí Trung Quốc nợ gối đầu, cách thức hoạt động này tiềm ẩn nguy cơ gây lỗ dẫn đến việc hướng dẫn viên, doanh nghiệp lữ hành bỏ khách như đã từng xảy ra.

Về hoạt động của các điểm bán hàng cho khách du lịch, chủ cửa hàng cấu kết với doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên đưa khách đến và chi trả “hoa hồng” trên doanh số bán hàng hoặc đếm đầu khách vào cửa hàng để trả tiền. Từ đó, các điểm bán hàng phải nâng giá bán, có nơi tìm cách trốn thuế, không xuất hóa đơn, không đảm bảo xuất xứ, chất lượng hàng hóa… lâu dài sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của khách du lịch.

Theo báo cáo của Thanh tra Bộ VHTTDL, do thực tế các doanh nghiệp lữ hành chỉ giao dịch tiền mặt, hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ, hóa đơn nên công tác kiểm tra đối với các doanh nghiệp lữ hành khó phát hiện sai phạm.

Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách Trung Quốc với giá rẻ, tour 0 đồng đã diễn ra từ lâu, nguyên nhân chính là do doanh nghiệp lữ hành Việt Nam không đoàn kết trong giao dịch với đối tác nước ngoài, luôn bị đối tác ép giá, chỉ cạnh tranh với nhau bằng cách hạ thấp giá tour, không quan tâm đến thương hiệu doanh nghiệp và chất lượng tour nên tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách và làm mất niềm tin của khách du lịch về hình ảnh du lịch Việt Nam.

Thanh tra Bộ VHTTDL chỉ đạo Thanh tra Sở Du lịch Quảng Ninh tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan trên dịa bàn trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các doanh nghiệp lữ hành, hoạt động hướng dẫn nếu phát hiện vi phạm. Đồng thời, Thanh tra Bộ VHTTDL sẽ triển khai kiểm tra một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành đón khách du lịch Trung Quốc trong quý II/2017.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa dự báo một năm phá vỡ kỷ lục đối với lĩnh vực du lịch và lữ hành trong năm 2024, với mức đóng góp cho nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 11,1 nghìn tỷ USD.

Du lịch và lữ hành sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2024
Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề

Sản phẩm của du lịch chuyên đề thường mang tính đặc trưng, chuyên sâu và kén người làm, nhưng lại tạo lợi thế cạnh tranh có một không hai. Ở Huế, tiềm năng, tài nguyên du lịch là lợi thế để khai thác các sản phẩm du lịch chuyên đề.

Tạo lợi thế cạnh tranh từ du lịch chuyên đề
Đầu tư du lịch ở xã biển

Tận dụng nguồn vốn hỗ trợ một số chính sách phát triển du lịch cộng đồng cùng các nguồn vốn khác, Quảng Điền đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa homestay cho các xã biển nhằm giới thiệu, quảng bá thế mạnh, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương, nhất là du lịch biển.

Đầu tư du lịch ở xã biển

TIN MỚI

Return to top