ClockThứ Bảy, 16/09/2017 10:50

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Động lực tăng trưởng kinh tế và đổi mới khu vực

Bộ trưởng các nước thành viên APEC và chuyên gia kinh tế cùng nhận định rằng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang thực sự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ 24 được tổ chức tại TPHCM sáng 15/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).

Theo thống kê, các doanh nghiệp SME hiện nay đang thực sự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. SME chiếm khoảng 97% số doanh nghiệp, tạo ra 60% việc làm và quan trọng hơn là nguồn động lực cho tăng trưởng, đổi mới và sáng tạo cho các nền kinh tế APEC.

Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ 24 được tổ chức tại TPHCM

Nhiều hàng hoá sáng tạo và dịch vụ của SME và những doanh nghiệp startup đã đem lại những giá trị gia tăng rất lớn, hiệu quả cao, làm thay đổi nhiều quan niệm và sản phẩm truyền thống hiện nay, tạo điều kiện cho cuộc sống văn minh hơn, thuận lợi hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang tiến tới, trở thành nền kinh tế công nghệ số với vai trò ngày càng tăng của tri thức và công nghệ.

Mô hình phát triển cũ dựa trên khai thác nguồn tài nguyên sẵn có đã trở nên không ổn định, kém hiệu quả và không bền vững.

"Chúng ta thực sự cần chuyển sang mô hình mới, động lực mới dựa trên đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, với những bước tiến mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số, sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới, những cơ hội và điều kiện phát triển mới cho SME, đang đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đòi hỏi các cơ quan này phải theo kịp xu thế của thời đại kỹ thuật số, tạo ra môi trường thuận lợi và áp dụng các phương pháp hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển các doanh nghiệp.

Theo thống kê, các doanh nghiệp SME hiện nay đang thực sự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Nguyễn Tuyền

"Phải tăng cường khả năng cạnh tranh và đổi mới của SME trong thời đại kỹ thuật số. Phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp và đưa ra các sáng kiến đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong tương lai giữa các cơ quan hỗ trợ SME để các doanh nghiệp này thực sự là một động lực mới, tạo ra xung lực mới cho sự phát triển bền vững của các nền kinh tế APEC", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tổng số 42 cuộc thanh tra, kiểm tra vừa được Bộ này ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm 2024 sẽ có 8 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2021 - 2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2020 - 2023 tại 8 tỉnh: Ninh Bình, Lào Cai, An Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Bắc Ninh, Hà Giang và Nam Định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thực hiện 8 cuộc thanh tra về đầu tư công
Nắm bắt cơ hội khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu) và khẳng định Việt Nam sẽ áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024. Để thực thi loại thuế này, Việt Nam sẽ hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới hiện nay. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trả lời báo chí xung quanh vấn đề này.

Nắm bắt cơ hội khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu
Tháo gỡ rào cản tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phần lớn doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn hiện đã kiệt quệ về tài chính, không còn tài sản thế chấp, trong khi hệ thống ngân hàng cũng gặp khó khăn khi dư thừa nguồn lực, nhưng không thể cho vay. Ông Nguyễn Văn Thân, đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã nhận xét như vậy khi trả lời phỏng vấn.

Tháo gỡ rào cản tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Return to top