ClockThứ Bảy, 21/04/2012 05:34

Doanh nghiệp tư nhân thờ ơ với bảo hộ lao động

TTH - Chạy theo lợi nhuận, nhiều chủ doanh nghiệp không thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

Giá cả mỗi thứ tăng một ít khiến đời sống của người lao động khó khăn hơn. Thế nên, nhiều người muốn làm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhận tiền lương tròn trĩnh hàng tháng mà không bị trừ vào các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có nguồn vốn hạn hẹp, sản xuất theo các hợp đồng nhỏ, tình hình sản xuất không ổn định. Thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, nhà xưởng, mặt bằng sản xuất chật hẹp, thiếu tiện nghi nên môi trường và điều kiện lao động không tốt. Nhiều nghề phải sử dụng máy móc thủ công lạc hậu, nặng nhọc và nguy hiểm. Thế nhưng, không ít doanh nghiệp nhìn nhận những cải thiện về điều kiện lao động không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

 

Đại diện công ty TNHH Tấn Hưng cho hay: Chúng tôi không có nhiều vốn để đầu tư trang thiết bị máy móc. Cốt lõi, phải tạo ra nhiều việc làm và lợi nhuận cho người lao động, còn điều kiện làm việc chỉ là hàng thứ yếu vì chính lao động có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp đâu”.Hầu như lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ không hề sử dụng các loại bảo hộ lao động (BHLĐ), kể cả những người thợ làm những công việc có tính chất nguy hiểm, như thợ hàn, thợ sơn, thợ mộc, thợ sắt… mặc cho thiết bị che chắn không đảm bảo an toàn, thiếu thiết bị bảo hiểm. Nhiều trường hợp ý thức của người lao động quá kém, chỉ lo đến năng suất mà không chú ý đến an toàn lao động, khi nguyên vật liệu, sản phẩm làm ra cứ để bừa bãi… Mà tai nạn lao động đôi khi từ những chuyện thường ngày, như bị vấp ngã, vật dụng nhọn đâm thủng, va đập, điện giật, quần áo, tóc bị cuốn vào máy…

 

Giải thích lý do không đeo găng tay và kính hàn, thợ hàn Nguyễn Đức Hùng ở Công ty TNHH Tấn Đạt cho biết: “Chủ có cấp kính hàn nhưng vừa bị hỏng, với lại đeo vào thêm vướng, làm việc chậm”.

 


Thực tế là, các doanh nghiệp chủ yếu khoán thẳng cho người lao động về trang thiết bị bảo hộ ATLĐ. Trong khi đó, lương của người lao động thường thấp nên họ thường bỏ qua, doanh nghiệp lại không kiểm soát chặt. Hậu quả nhãn tiền, rất nhiều lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tai nạn lao động, nhẹ thì cụt ngón tay, nặng thì mất nguyên cả bàn tay. Chẳng hạn, nghề hàn cũng dễ xảy ra tai nạn và bệnh nghề nghiệp như điện giật do điện rò ra vỏ máy, lớp cách điện của dây dẫn điện bị hỏng. Họ có thể bỏng bất kỳ lúc nào do hạt kim loại nóng cháy bắn ra mọi phía. Bức xạ từ hồ quang điện làm loé mắt, làm giảm vòng mạc, giảm thị lực; hơi khí độc và các bụi kim loại có kích thước rất nhỏ, như ô xít sắt, o xít măng gan, silic. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị tai nạn lao động nhưng gia đình tự thỏa thuận với doanh nghiệp, hỗ trợ trước mắt một ít tiền để chữa bệnh còn lâu dài nhiều lao động mất khả năng làm việc thì lại không có một khoản trợ cấp nào. Chưa kể, làm việc trong môi trường không an toàn, án bệnh nghề nghiệp cứ treo lơ lửng dẫn đến thương tật hoặc tử vong bất cứ lúc nào. Các yếu tố độc hại xâm nhập vào cơ thể do tiếp xúc qua các đường hô hấp, tiêu hóa, da... Người lao động có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, tùy thuộc vào các yếu tố độc hại có trong môi trường lao động.

 


Vật liệu nằm ngổn ngang ở công trường

 

Chính vì những lợi nhuận trước mắt, qua những đợt kiểm tra liên ngành, nổi lên vấn đề nhiều người sử dụng lao động quá chú trọng đến năng suất nên chưa sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, cũng như công tác bảo hộ đảm bảo an toàn cho lao động. Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều bất cập. Lực lượng thanh tra mỏng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn, lại nằm rải rác và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong thời gian ngắn.

 

Để việc tuân thủ an toàn vệ sinh lao động được nghiêm ngặt, nhiều ý kiến cho rằng phải nâng cao mức xử phạt với các doanh nghiệp vi phạm điều kiện an toàn lao động. Khi có tai nạn lao động xảy ra, bên cạnh việc phải đền bù cho người lao động thì doanh nghiệp phải bị xử phạt về trách nhiệm xã hội. Chỉ xử phạt mạnh, các doanh nghiệp mới thực hiện nghiêm. Muốn công tác BHLĐ đạt hiệu quả cao, phải thể hiện được đầy đủ 3 tính chất: Luật pháp, khoa học công nghệ và quần chúng.

 

Bài và ảnh: Huế Thu

 

 

Đảm bảo an toàn trong sản xuất để lao động gắn bó với doanh nghiệp

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng nóng gây khô hạn kéo dài ở Trung Bộ và Tây Nguyên

Nhận định về thời tiết trong thời gian tới (từ đêm 27/3 đến ngày 3/4), Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, phía Đông Bắc Bộ từ ngày 27 - 29/3 có mưa rải rác; riêng vùng núi từ ngày 28 - 29/3 có khả năng có mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Nắng nóng gây khô hạn kéo dài ở Trung Bộ và Tây Nguyên
Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Dù lựa chọn phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần như thế nào đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại thị trường lao động, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài. Nhấn mạnh trên được Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đưa ra trong Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Đề xuất phương án giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Hỗ trợ 300 triệu đồng các hộ tiểu thương chợ Khe Tre và gia đình Liệt sĩ Trần Duy Hùng

Ngày 22/3, nhân ký kết chương phối hợp thực hiện công tác Công an giữa Công an TP. Hồ Chí Minh, Công an TP. Cần Thơ và Công an Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác Công an TP. Hồ Chí Minh và Công an TP. Cần Thơ đến thăm và hỗ trợ các hộ tiểu thương bị thiệt hại do cháy chợ Khe Tre (Nam Đông); thăm gia đình và thắp hương cho Trung tá Trần Duy Hùng, Phó trưởng Công an phường Thủy Vân (TP. Huế) hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Hỗ trợ 300 triệu đồng các hộ tiểu thương chợ Khe Tre và gia đình Liệt sĩ Trần Duy Hùng

TIN MỚI

Return to top