ClockThứ Năm, 30/10/2014 10:44

Doanh nghiệp và lao động cùng hưởng lợi

TTH - Gần 450 triệu đồng là số tiền mà nguồn vốn khuyến công (KC) tập trung vào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2014. Điều đặc biệt, sau khi hoàn thành khóa học, trên 250 lao động đã được các doanh nghiệp (DN), cơ sở công nghiệp nhận vào làm việc với mức thu nhập ổn định, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Hàng trăm lao động của Công ty CP Dệt may Thiên An Phát được đào tạo nghề từ nguồn vốn KC

Chủ trương đúng

Ông Lê Hồng Long, Giám đốc Công ty CP Dệt may Phú Hòa An cho biết: "Sau hai năm thụ hưởng nguồn vốn KC, DN đã liên kết với Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế mở các khóa đào tạo nghề cho 600 lao động. Hiện, 100% lao động đã qua đào tạo được DN nhận vào làm việc.

Từ nhu cầu cần thợ của các DN, hàng ngàn lao động nông thôn được nhận vào làm việc mà không qua một trường lớp đào tạo nào. Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt về lao động, trong đó chủ yếu vẫn là nghề may nên nhiều DN cần “người” hơn là cần thợ, không còn sự lựa chọn nào khác mà chấp nhận tuyển dụng lao động chưa có tay nghề dẫn đến năng suất thấp, sản phẩm làm ra chưa đáp ứng yêu cầu của đối tác và hư hỏng nhiều.
Trước thực trạng đó, thông qua nguồn vốn KC, Sở Công thương tổ chức khảo sát thực tế, liên kết với các trường nghề mở nhiều khóa đào tạo nghề may công nghiệp và một số ngành nghề khác như sản xuất giấy vệ sinh, làm hàng mây tre đan, điêu khắc gỗ, thêu, đan chiếu nhựa, đúc đồng giúp DN có nguồn lao động giỏi nghề và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng nhu cầu sản xuất. Trong năm 2014, trên 250 lao động được đào tạo nghề bài bản từ các giáo viên của Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế và các nghệ nhân trên địa bàn với tổng kinh phí hỗ trợ gần 450 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Thuận B, nghệ nhân đúc đồng Huế cho biết: “Lâu nay, nghề đúc đồng được truyền nghề từ đời này sang đời khác, cha truyền con nối chứ không qua trường lớp đào tạo nào cả nên mẫu mã ngày càng đơn điệu, đội ngũ thợ trẻ chưa tiếp cận với kỹ thuật đúc công nghệ mới. Tháng 6-2014, khóa đào tạo nghề đúc lần đầu tiên được tổ chức từ nguồn hỗ trợ của chương trình KC nên chúng tôi rất mừng. Giờ đây, Huế có thêm 20 thợ đúc đồng trẻ được đào tạo bài bản để sản xuất ra sản phẩm mới phục vụ thị trường và hướng đến xuất khẩu”.
Niềm vui
Công ty TNHH Quốc Thắng ở Khu công nghiệp Phú Bài có 200 công nhân vừa hoàn thành khóa đào tạo nghề may công nghiệp. Từ những lao động không có tay nghề và chưa qua một trường lớp đào tạo về nghề may, giờ đây họ được đào tạo kỹ thuật may cơ bản, kỹ năng may hàng xuất khẩu, nhận biết các quy tắc trong ngành may và tìm hiểu về an toàn vệ sinh lao động trong môi trường công nghiệp.
Ông Trần Thái Nhân, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quốc Thắng cho biết: “Được chương trình KC hỗ trợ 339 triệu đồng, công ty chiêu sinh và đào tạo 200 lao động. Hiện, khóa đào tạo đã hoàn tất, các học viên may rất tốt nên năng suất cao hơn trước gấp 2-3 lần, chúng tôi đã nhận tất cả học viên vào làm việc với mức thu nhập theo thỏa thuận để mở rộng quy mô sản xuất.”
Từ những bài học lý thuyết cơ bản, các lao động được thực hành ngay tại chuyền may nên nhanh chóng nắm bắt các thao tác sản xuất, kỹ năng may cũng như tác phong làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại. “- Trước đây mình buôn bán ở quê, thấy chị em nộp đơn đi may nên cũng đi theo. Vào đây, tuy được các nhân viên kỹ thuật hướng dẫn nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm làm ra bị lỗi nhiều nên thu nhập thấp. Vừa rồi được các giáo viên hướng dẫn tận tình từ kỹ thuật cắt may đến các công đoạn xử lý sự cố, làm quen với các thiết bị hiện đại trong nhà xưởng nên đã thông thạo nghề may nên năng suất cao hơn và thu nhập cũng trước nhiều” - chị Nguyễn Thị Yến, công nhân may nói.
Ông Hoàng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm KC & Xúc tiến thương mại tỉnh cho biết: “Chương trình hỗ trợ vốn đào tạo nghề đã giúp ích rất nhiều cho DN và các cơ sở công nghiệp nông thôn. Cái được của chương trình này đó là các DN thụ hưởng nguồn hỗ trợ cam kết nhận các học viên sau đào tạo vào làm việc nhằm tránh lãng phí và mở rộng quy mô sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp cho tỉnh”.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi

Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cũng như cơ quan chức năng liên quan đang gấp rút chạy đua để thực hiện mục tiêu đến 31/3/2024 hoàn thành triển khai xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với lĩnh vực xăng dầu.

Tăng cường quản lý xuất hoá đơn sau khi chuyển đổi
Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang phát triển mạnh mẽ, đặt ra thách thức lớn đối với công tác quản lý thuế (QLT), đảm bảo sự công bằng cho các tổ chức, cá nhân. Cục Thuế tỉnh chỉ đạo các đơn vị, tích cực thực hiện một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả QLT đối với hoạt động TMĐT trên địa bàn.

Quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Return to top