ClockThứ Bảy, 14/07/2018 14:46

Doanh nghiệp Việt Nam vượt rào để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc

Từ ngày 1/1/2019, Hàn Quốc bắt đầu áp dụng Hệ thống quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (PLS) theo phương pháp mới trên tất cả các mặt hàng nông sản nhập khẩu.

Xuất khẩu nông sản sẽ vượt 40 tỷ USD trong năm nayXuất khẩu thuỷ sản tăng gần 10%EU tiếp tục là nhà kinh doanh thực phẩm nông nghiệp lớn nhất thế giới

Kiểm tra vi sinh vật tổng số hàng hóa tại tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Theo các chuyên gia thương mại, chính sách này có thể làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 61,56 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc nhập khẩu 980 triệu USD các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam. Hàng Việt Nam chiếm khoảng 3,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của thị trường này trong năm 2017.

Các chuyên gia cho rằng: Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc chủ yếu cà phê hạt, cà rốt, chuối, ớt, thanh long, xoài nhưng nông sản Việt Nam khi nhập khẩu vào Hàn Quốc vẫn vấp phải hàng rào kỹ thuật.

Mặc dù thị trường nông sản Hàn Quốc còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng là thị trường khó tính, mức độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cao và nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao hiểu biết về tiêu chuẩn kỹ thuật để thuận lợi hơn khi xuất khẩu.

Hơn nữa, phải nắm vững các quy định về PLS cho toàn bộ các mặt hàng nông sản. Bởi thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ trải qua các bước kiểm tra trên bề mặt hồ sơ, kiểm tra thực địa lô hàng.

Riêng với hàng nông sản nhập khẩu lần đầu, Hàn Quốc sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu. Từ lần nhập khẩu thứ 2 trở đi, nông sản đó sẽ kiểm tra theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên.

Đáng lưu ý, trường hợp mặt hàng nông sản đã từng không đạt chuẩn trước đó, Hàn Quốc sẽ kiểm tra chuyên sâu 5 lần liên tục đối với các lần nhập khẩu tiếp theo.

Đặc biệt, hạng mục kiểm tra chuyên sâu đối với thực phẩm nhập khẩu bao gồm 370 loại thuốc bảo vệ thực vật; trong đó có 134 loại chưa có tiêu chuẩn về ngưỡng tồn dư cho phép.

Đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký thiết lập mức giới hạn cho phép (Maximum residue limit – MRLs), Hàn Quốc sẽ áp dụng mức dư lượng tồn dư mặc định chung là 0,01 mg/kg.

Các chuyên gia cũng lưu ý, khi xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc, doanh nghiệp nên rà soát mặt hàng nông sản có sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong ngoài danh mục được Hàn Quốc cấp phép và có nằm trong dư lượng tồn dư cho phép hay không, thông qua website www.foodsafetykorea.go.kr/foodcode.

Trong trường hợp nằm ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin được cấp chứng nhận không vượt mức dư lượng cho phép đối với thuốc bảo vệ thực vật đó qua các công ty thuốc trừ sâu của Hàn Quốc.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

TIN MỚI

Return to top