ClockThứ Bảy, 23/07/2022 16:18

Độc đáo lễ tế Kỳ Phước tại làng cổ bên dòng sông Ô Lâu

TTH.VN - Trong khuôn khổ các hoạt động Lễ hội “Hương xưa Làng Cổ” năm 2022, sáng 23/7 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, diễn ra lễ tế Kỳ Phước.

Gấp rút chuẩn bị lễ hội “Hương xưa làng cổ” năm 2022Đại Lễ kỳ phước nơi di tích đình làng Hiền SỹTạo dựng thương hiệu “Hương xưa làng cổ” cho Phước TíchVừa xây dựng trái phép, vừa lấn chiếm đất côngPhong Hòa lấy nguồn lực ý chí, tạo động lực trong phát triển

Đình làng Phước Tích, nơi diễn ra lễ tế Kỳ Phước

Lễ Kỳ Phước là dịp để người dân trong làng tưởng nhớ ngài khai canh làng và Ngài Bổn nghệ và cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, dân làng Phước Tích sung túc, ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, cầu mong con cháu gần xa, dân làng đều mạnh khỏe, bình yên, đạt được kết quả cao hơn trong lao động, sản xuất.

Việc duy trì tổ chức lễ tế Kỳ Phước thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của các thế hệ cha ông đã có công khai cơ lập làng, vừa góp phần giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hoá, lịch sử cho các thế hệ hôm nay và mai sau; nâng cao ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng dân cư.

Nét độc đáo của lễ tế Kỳ Phước là hoạt động rước ngài khai canh làng tại Miếu Đôi mới về đình làng Phước Tích. Việc rước ngài khai canh để báo cho dân làng, cũng như thể hiện lòng biết ơn của người dân về công lao của những người khai canh, lập làng Phước Tích.

Lễ tế là điểm nhấn, hoạt động mở màn cho các chuỗi hoạt động xuyên suốt diễn ra trong 3 ngày từ 23-25/7 của lễ hội “Hương xưa Làng Cổ” năm 2022.

Làng cổ Phước Tích với vẻ đẹp nguyên sơ của một làng quê Việt Nam cách trung tâm TP. Huế 40 km về hướng Bắc. Làng được bao bọc bởi con sông Ô Lâu trong xanh, hiền hòa. Theo sử sách, Phước Tích được thành lập từ năm 1470 dưới thời vua Lê Thánh Tông, có diện tích khoảng 49 ha.

Làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ hai của Việt Nam được công nhận là làng di sản cấp quốc gia vào năm 2009. Với những lợi thế về quần thể nhà rường cổ, hệ thống di tích, đình, chùa, miếu, nhà thờ, di tích văn hóa Chăm Pa, hệ thống cây xanh, sau 9 năm được công nhận, đến nay làng cổ Phước Tích đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Bức tranh về du lịch ngày càng chuyên nghiệp, hệ thống di sản vật thể được tu bổ, trùng tu.

Một số hình ảnh độc đáo của lễ tế Kỳ Phước:

Lễ rước ngài khai canh 

Phước Tích là làng cổ có lịch sử hơn 500 năm

Đội tiểu nhạc truyền thống theo lễ rước

Các vị cao niên làng cổ Phước Tích chuẩn bị làm lễ tế

Nghi thức dâng hương 

Nghi thức dâng rượu

Lễ tế cầu mong quốc thái dân an

Clip lễ tế Kỳ Phước

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Độc đáo “Lục bát món Huế”

Tháng 1 năm 2024, anh Lê Tân - người thực hành văn hóa ẩm thực Huế cho xuất bản một cuốn sách hết sức độc đáo “Lục bát món Huế” do Nxb Hội Nhà văn ấn hành. Sách dày 285 trang, in màu rất đẹp, bìa do họa sĩ Đặng Mậu Tựu trình bày. Đúng như tên gọi, “Lục bát món Huế” gồm 480 cặp (960 câu) lục bát, giới thiệu và dạy các món ăn và gia vị đặc trưng Huế. Mỗi món ăn được giới thiệu, ngoài bài thơ lục bát, còn có hình ảnh minh họa, và ghi rõ tên nghệ nhân trao truyền công thức chế biến. Điều đó cho thấy tác giả hết sức nghiêm túc khi ấn hành cuốn sách ẩm thực độc đáo này.

Độc đáo “Lục bát món Huế”
Độc đáo chợ xuân Gia Lạc đầu năm

Chợ xuân Gia Lạc diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên đán hằng năm ven bờ sông Hương cạnh phủ Định Viễn ở làng Tây Thượng, phường Phú Thượng (TP. Huế). Đây là chợ duy nhất diễn ra trong ba ngày tết từ mồng 1 đến mồng 3 và là nét đẹp truyền thống, độc đáo của cư dân vùng ven thành phố.

Độc đáo chợ xuân Gia Lạc đầu năm
Chén vỡ… hóa rồng!

Từ những mảnh sành sứ của chén bát vỡ được thu mua, bàn tay tài hoa của những nghệ nhân khảm sành sứ xứ Huế đã làm hồi sinh dáng vẻ uy nghi của rồng bay, phượng múa trên những di tích Cố đô Huế, đình chùa, miếu vũ…

Chén vỡ… hóa rồng
Return to top