ClockThứ Ba, 03/11/2015 15:02

Độc đáo nghề nhân tượng

TTH - Nghề làm nhân tượng (hay còn gọi là tượng sống) du nhập vào nước ta được vài ba năm, bắt đầu ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,… nhưng ở Huế nghề này vẫn còn rất mới và lạ.

Anh Hơn chụp ảnh lưu niệm với các bạn trẻ

Với trang Facebook Đồng Nhân Tượng, anh Khánh và anh Hơn có khá nhiều người yêu mến, đem lại niềm vui và tự hào về công việc mà hai anh đang làm.

Đêm về, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu tấp nập và nhộn nhịp hẳn lên nhưng dường như không làm cho những người hóa trang thành nhân tượng bị tác động. Họ vẫn đứng đấy, như một bức tượng thật làm nhiều khách du lịch thích thú, ngắm nhìn và lưu lại những bức ảnh quanh nhân tượng. Trước mắt chúng tôi là một nhân tượng phủ sơn màu đồng, để ý kỹ mới thấy anh thay đổi tư thế. Khi được khán giả đặt tiền ủng hộ vào chiếc om, anh lại đưa ngón tay cái lên, khẽ cười.

Gặp anh sau giờ làm việc, anh chia sẻ về những niềm vui và cả những khó khăn khi làm nhân tượng. “Mình tên Hà Văn Hơn, sinh năm 1989 ở Hương Chữ, Hương Trà”, anh mở đầu câu chuyện. Biệt danh Đồng Nhân Tượng gắn liền với nghề của anh, “tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc, mình xem trên mạng thấy thích lắm, lại thêm được bạn vẽ nên quyết định đi làm nhân tượng ở đây. Những ngày đầu mới đứng thì ngại lắm, nhiều người họ bàn tán nhưng cũng có nhiều người thích, khen. Đó là động lực để mình gắn bó với công việc này”, anh bộc bạch.
Cách đó không xa cũng có một nhân tượng khác đang biểu diễn, anh là Ngô Hoàng Trọng Khánh. “Tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc nên mình đi làm nhân tượng, gặp Hơn nên hai đứa làm quen với nhau”, anh Khánh cười nói. Hai anh làm ở phố đi bộ này đã được hơn một năm, ngoài ra, các anh còn nhận lời biểu diễn ở các trung tâm nhân dịp khai trương hay các công ty ra mắt mẫu xe mới. “Mới đây, trung tâm Anh ngữ tổ chức sự kiện cho học viên của họ, các em nhỏ cứ nhìn mình và thích thú lắm, lúc ấy mình vui và hạnh phúc nhưng không dám cười”, anh Hơn chia sẻ.
Ở phố đi bộ này chỉ có hai người làm nhân tượng, mới mẻ nên rất thu hút. “Thu nhập mỗi đêm không đều (đêm cao nhất là 150 nghìn, thấp là vài chục nghìn) nhưng cái chính là mình kiếm được tiền từ mồ hôi công sức của mình” - anh Hơn tâm niệm. Công việc của các anh bắt đầu từ 7 giờ tối đến 10 giờ khuya, 3 tiếng làm nhân tượng đòi hỏi sức khỏe tốt, chịu khó. “Một số người họ có hành vi khiếm nhã, nói năng không lịch sự. Lúc ấy mình cũng buồn nhưng xã hội mà, có người này người khác. Quan trọng là mình yêu nghề, được nhiều người xem”, anh Khánh tiếp.
Nhân tượng là nét đặc trưng của phố đi bộ, không phải ai cũng có thể làm công việc tưởng như đơn giản này, nó đòi hỏi sự dẻo dai, sức chịu đựng và tâm lý mạnh dạn. Để hóa trang cho đẹp và giống như bức tượng thật, thì các anh mất đến gần nửa tiếng, “tẩy thì nhanh lắm nhưng để bôi khắp người thì rất lâu, chưa kể bộ đồ vừa dày vừa nặng do phủ nhiều lớp sơn; quan trọng làm sao cho mình giống tượng thật mới thu hút người xem”, anh Khánh nói.
Vất vả nhưng cũng đầy niềm vui, nhân tượng đã và đang làm phong phú phố đi bộ, mỗi dịp ghé lại chúng tôi đều thấy mới mẻ và thu hút.
Bài, ảnh: Cao Nguyễn Xuân Đạt
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Giải thưởng Cống hiến 2024: Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc

Tối ngày 27/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, sự kiện lễ trao giải "Cống hiến lần thứ 18" đã diễn ra. Sự kiện do báo Thể thao và Văn hóa phối hợp cùng Truyền hình Thông tấn (VNews) và Công ty TNHH Ngọc Việt Corporation tổ chức nhằm tôn vinh những gương mặt xuất sắc nhất trong lĩnh vực thể thao và âm nhạc Việt Nam.

Giải thưởng Cống hiến 2024 Tôn vinh sự cống hiến và thành tích xuất sắc trong Thể thao và Âm nhạc
Đưa di sản đến gần hơn với công chúng

Thời gian qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế thực hiện nhiều chương trình nhằm đưa giá trị của Quần thể di tích Huế đến gần hơn với công chúng bằng các hình thức khác nhau.

Đưa di sản đến gần hơn với công chúng
Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024

Hội sách Alpha Books Huế 2024 do Công ty Cổ phần sách Alpha tổ chức vừa khai mạc phục vụ mọi người vào sáng 27/3 tại Vincom Plaza Huế (ngã 6 trung tâm TP. Huế) với đa dạng các đầu sách đến từ nhiều NXB, mức chiết khấu cao.

Hàng ngàn sách giảm giá tại Hội sách Alpha Books Huế 2024
Huế lạ và xưa

Với khoảng 25 bức ảnh chụp về Huế từ hơn 130 năm về trước, một ngày giữa tháng 3 vừa qua, nhóm Tân Đô Thành Hiếu Cổ đã phối hợp cùng không gian của Da:me coffee (đường Chu Văn An) kể chuyện về Huế xưa qua hình ảnh ngay trong lòng phố Tây, với tên gọi “Huế lạ và xưa”.

Huế lạ và xưa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top