ClockThứ Tư, 23/01/2013 06:47

Đối diện với “giặc chuột”

TTH - Đang vào vụ Đông – Xuân. Bên cạnh việc khẩn trương và tích cực ra đồng, chuẩn bị cho việc xuống giống, người dân ở các địa phương, nhất là ở Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền,  Hương Thủy, Phú Vang còn phải đối diện với “giặc chuột” hoành hành nhiều nhất trong nhiều năm trở lại đây với trên 172 ha.

Quảng Điền có lẽ là nơi lúa bị phá nhiều hơn cả khi nhiều vùng ruộng trong tổng số 1400 ha diện tích lúa của huyện bị chuột cắn phá. Nhiều trà lúa đầu bà con phải gieo sạ lại hoàn toàn vì chuột. Dù mất công, mất của nhưng cũng chưa thể gọi là yên tâm khi nguy cơ cắn phá từ lũ chuột vẫn còn. Trao đổi với chúng tôi trên đường xuống cơ sở để chỉ đạo vụ mùa, anh Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền không khỏi xót xa khi cho hay, có 5% đến 10% trà lúa đầu của huyện bị chuột phá hoại...

Thực ra, nguy cơ giặc chuột đã được cảnh báo từ trước khi năm nay, mùa lũ không về. Đồng ruộng thiếu sự bồi đắp của phù sa và loài chuột được dịp sinh sôi nảy nở. Tinh thần chủ động đã được các huyện quán triệt ngay từ đầu với một tiến độ cấp tập, nhằm tránh tổn thất ít nhất có thể cho vụ đông xuân. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền - ông Hồ Vang - thì ngay đầu vụ, UBND huyện đã có chỉ thị cho UBND các xã về việc làm tốt các khâu chuẩn bị, trong đó tăng cường việc cày lật đất, làm sạch cỏ dại, lúa chét và chú ý tận diệt các mầm mống lưu bệnh. Một việc cũng được triển khai ngay là tăng cường và triển khai đồng bộ việc diệt chuột bằng nhiều hình thức khác nhau, từ bẫy bạt đến bẫy kẹp – một loại bẫy hình bán nguyệt. Huyện cũng đã giao trách nhiệm cho UBND các xã phát động phong trào, từ đào bắt thủ công đến dùng các biện pháp hoá học như mua bả chuột về cấp cho nông dân cùng với sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp, Trung tâm khuyến nông và đội ngũ cán bộ kỹ thuật thường xuyên có mặt tại các địa phương để hỗ trợ người dân. Mặt khác, các hợp tác xã nông nghiệp cũng có ngay kế hoạch trích kinh phí khuyến nông để hỗ trợ bà còn thông qua việc mua đuôi chuột với mức giá trên dưới 1.000 đồng/đuôi. Đây cũng là những cách mà Phong Điền áp dụng, dù có lúc vào lúc cao điểm, mỗi đuôi chuột được mua với giá 5.000 đồng và hiện từ 1.000 đến 1200 đồng.

Theo thông tin mà chúng tôi vừa cập nhật từ hai vùng trọng điểm lúa này thì tình hình đã khả quan và đang có chiều hướng tốt dần lên. Cũng theo anh Vang và anh Cho, đây là việc vẫn đang được theo dõi thường xuyên và không thể lơi lỏng ở bất cứ khâu nào.

Đối diện với “giặc chuột” từ tinh thần chủ động này, vụ đông xuân sắp tới hy vọng sẽ ngăn được rủi ro.

Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Return to top