ClockThứ Ba, 22/04/2014 05:43

Đôi điều bàn thêm về việc tái thiết khu tập thể Đống Đa

TTH - Khu tập thể (KTT) Đống Đa với diện tích 12.000m2, gồm Nhà A (80 hộ), Nhà B (54 hộ), Nhà C (27 hộ) xây dựng 36 năm về trước giờ đã lạc hậu. Sở Xây dựng có nhiều văn bản tham mưu cho thành phố, cho tỉnh là tái thiết hay giải tỏa khu đất vàng quá lãng phí quỹ đất này. Nhiều đối tác của các chủ đầu tư (thuộc tỉnh) cũng tổ chức nhiều cuộc bàn bạc với 161 hộ dân nơi đây nhưng kết quả chưa có sự đồng thuận.
Theo Quyết định số 1476/QĐ của UBND tỉnh ngày 2/8/2013 điều chỉnh tầng cao cho KTT Đống Đa từ 7-15 tầng thành 7-21 tầng. Nếu tái thiết khu chung cư Đống Đa 12.000m2, 21 tầng để kinh doanh, đương nhiên phải tận dụng hết quỹ đất thì khối bê tông đồ sộ ngất ngưởng giữa trung tâm thành phố văn hóa du lịch, nó có thể “khỏe mạnh” mà thi sức với núi Ngự. Nhưng nào ai tính được mức độ “tổn thương” của các công trình văn hóa chung quanh nó?
Theo của chúng tôi, khu đất vàng này nên xây hai công trình: Thứ nhất, công trình nhà ở xây phía trong, sát cư xá sinh viên (10.000m2). Thứ hai, một công trình khác cấp thành phố 2.000m2 (lấy hết Nhà A ra đường Đống Đa). Độ cao khoảng 9 - 11 tầng là vừa.
Dân chúng khu Đống Đa đa số là cán bộ lâu năm có công với dân, với nước, nhưng họ quá thiệt thòi bởi sự chuyển đổi nào đó hoặc về hưu sớm nên hiện tại lương rất thấp, đa số từ 2- 3 triệu đồng/tháng. Xây nhà cao tầng phải xây cầu thang điện cả cầu thang bộ để đề phòng hỏa hoạn. Người già đi bộ lên cao sao nổi. Đi cầu thang điện phải tính thêm tiền? (Lâu nay nó vướng là từ cái nghèo). Vậy có hai nhu cầu: Số hộ trẻ tuổi, trung niên thích bám trụ Đống Đa trung tâm, thích căn hộ 80m2 trở lên. Số hộ tuổi già cần một khoản tiền tương ứng với diện tích trong sổ đỏ để ra ngoại ô hoặc lên núi kiếm chỗ đất giá rẻ xây ngôi nhà nhỏ cấp 4 là toại nguyện cuối đời. Vậy, Ban dự án đầu tư phải ra giá. (Tôi được biết các buổi hội kiến dân chủ nhiều năm qua giữa hai phía dân Đống Đa và chủ đầu tư chưa có lần nào hoạch định giá).
Có định được giá mới khuyến khích được nhiều người rời khu trung tâm. Ví dụ như Nhà A (80 hộ) di dời hết là tốt lắm. Bởi nó bớt được ½ số tiền mà chủ đầu tư phải thuê nhà cho những hộ nghèo này ở trong thời gian thi công (nghĩa là các hộ Nhà B, Nhà C sang ở tạm 80 căn hộ Nhà A đã di dời) Việc bố trí căn hộ: Hộ từ 40m2 - 50m2 thiết kế một phòng vệ sinh. Hộ từ 60m2 - 70m2 nên hai phòng vệ sinh. (tất nhiên, hộ ở phải trả thêm tiền cho chủ đầu tư về diện tích vượt quá diện tích cũ và vật liệu thêm một phòng vệ sinh). Để tránh lặp lại việc cơi nới lộn xộn cũ, tầng trệt không thiết kế căn hộ mà bố trí các dịch vụ đấu thầu giữ xe ô tô, xe máy, các gian hàng tổng hợp bán buôn trong một khu “chợ khép kín”. Tôi tin chẳng bao lâu chủ đầu tư sẽ hoàn vốn và thu lãi ròng.
Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc Tp Hồ Chí Minh từng nói: Mai này, đô thị Huế hiện đại đến mấy, nhà cao tầng cũng không nên dựng lên quá cao và dày đặc mà chỉ nên điểm xuyết chiều cao vài công trình văn hóa lưa thưa như là khoe sắc đưa duyên
Cũng theo Quyết định số 1476 trên của tỉnh, đường Võ Văn Tần nay lùi   6m so với chỉ giới đường đỏ theo lộ giới điều chỉnh nêu trên (13,5m). Theo thiết kế cũ, đường Võ Văn Tần lòng 7m, lề đường mỗi bên 3m là 13m, nó gần đúng với sự điều chỉnh bây giờ (13,5m). Nhưng từ năm 2003 – 2004, các cơ quan xây cất bề thế, tọa lạc từ sau ngôi nhà số 01 đường Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Đống Đa đã xây lấn về phía Tây Nam 2,36m (người viết đã đo thực địa). Chúng tôi nhận thấy: Đường Võ Văn Tần chỉ là khúc đường ngắn khoảng 200m, có chức năng thông thoáng cho các cơ quan, các khu nhà ở, cư xá sinh viên, cho người đi bộ vào công viên, hiếm có xe cộ qua lại. Đường Võ Văn Tần đã đặt cống thoát nước ngầm hoàn chỉnh, lòng đường 5,6m, hai phía lề đường 3m+3m đã lát đá rất đẹp và sáng lấp lánh dưới hai hàng cây xanh. Nay quyết định điều chỉnh từ “tim đường hiện tại mở về phía Tây Nam 7,75m” thì buộc phải tốn kém 4 khoản: Một là, phải làm lại đường mới. Hai là, phải đào cống thoát ngầm lên để đặt ống sang đường khác. Ba là, ép đường công viên nước vốn đã “méo” nay phải “linh động” sửa sang lại công viên này thì không thể tránh khỏi lệch thiết kế cũ. Bốn là, buộc phải hủy một hàng cây xanh đã tỏa tán và trồng lại một hàng cây mới. Vì vậy, lòng đường Võ Văn Tần mở rộng thêm 2m là không cần thiết nữa nếu độ cao công trình được hạ thấp hơn (15 tầng chẳng hạn) .
Mong các nhà hoạch định phương án đầu tư xem xét.
Vĩnh Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông

Tại một số tuyến đường, tình trạng cây xanh không được cắt tỉa mọc lấn ra đường che lấp đèn tín hiệu giao thông. Điều này không những gây mất mỹ quan, mà còn tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với người tham gia giao thông.

Đừng tạo mối nguy cho người tham gia giao thông
Thận trọng nơi công cộng

Đã có nhiều vụ cướp giật tài sản, trộm cắp ở công viên, nơi công cộng được lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ, xử lý theo quy định của pháp luật. Song, để tình trạng này không tiếp diễn, bản thân mỗi người dân cần chủ động tự bảo vệ tài sản của mình.

Thận trọng nơi công cộng
Dự án Khu du lịch Suối Voi: Yêu cầu nhà đầu tư cam kết về tiến độ thực hiện dự án

Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh yêu cầu Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Hoa Lư - Huế (Công ty Hoa Lư - Huế) chủ đầu tư Dự án (DA) Khu du lịch Suối Voi (Phú Lộc) phải có văn bản cam kết về tiến độ thực hiện DA, trong đó nêu rõ cam kết chấm dứt hoạt động một phần DA nếu giai đoạn 1, 2 không hoàn thành theo đúng tiến độ.

Dự án Khu du lịch Suối Voi Yêu cầu nhà đầu tư cam kết về tiến độ thực hiện dự án

TIN MỚI

Return to top