ClockThứ Bảy, 20/06/2020 11:40

Đối mặt tử thần

60 bản tin tại “Sở Chỉ huy tiền phương”

Một buổi sáng như mọi ngày trong thời gian cao điểm của dịch COVID-19 tại Việt Nam, nhân viên xét nghiệm của Khoa Vi sinh – Bệnh viện Trung ương Huế bắt đầu hành trình tìm kết quả của các mẫu bệnh phẩm. Khu vực xét nghiệm với máy móc hiện đại luôn sáng đèn liên tục. Những mẫu bệnh phẩm có thể chứa virus sống nên độ kỹ lưỡng, sự an toàn luôn được đặt lên hàng đầu. Từ khâu kiểm tra và mã hóa mẫu để khẳng định thông tin cá nhân, yếu tố dịch tễ đến lúc cho ra kết quả được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt.

Cùng các cán bộ xét nghiệm đi tìm kết quả mẫu bệnh phẩm, tôi mới cảm nhận rõ được những hy sinh thầm lặng của họ. Áp lực là điều không tránh khỏi, trong ánh mắt của cán bộ xét nghiệm khi nhìn thấy kết quả mẫu bệnh phẩm là lắm nỗi âu lo. Kết quả âm tính hay dương tính tạo ra những cảm xúc hoàn toàn trái ngược.

Đa số cán bộ xét nghiệm đều là những y, bác sĩ, kỹ thuật viên có tuổi đời còn khá trẻ. Họ phải mặc bộ đồ bảo hộ kín mít mà khi tôi có dịp "được diện" mới cảm thấy được nỗi bức bí, khó chịu. Ấy thế mà trừ những bữa cơm, trang phục đó với cán bộ xét nghiệm không thể tách rời. Quá trình làm việc, họ không lúc nào ngơi nghỉ bởi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có nhiều bước đòi hỏi sự tỉ mỉ, thận trọng và chính xác tuyệt đối.

Sau khi trực tiếp đối diện với “tử thần”, chứng kiến quy trình xét nghiệm ngay trong khu vực nội bất xuất ngoại bất nhập mới thấy được sự hiểm nguy. Cởi bộ đồ bảo hộ, vệ sinh dụng cụ tác nghiệp theo đúng quy tắc của các nhân viên xét nghiệm, những vết hằn trên gương mặt, cổ tay tôi dần lộ, hình ảnh đó với những người tuyến đầu chống dịch luôn thường trực mỗi ngày. Hàng trăm mẫu xét nghiệm mỗi ngày không cho phép các y, bác sĩ có một giấc ngủ ngon, bữa cơm đàng hoàng và càng không có nhiều thời gian dành cho gia đình, con cái.

Chỉ một lần được trải nghiệm ở phân tích, đọc mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 là đủ để tôi cảm nhận được những gì các "hiệp sĩ áo trắng" đã làm để mang đến sự an toàn cho cộng đồng.

LÊ THỌ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí

Ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy đã bày tỏ tại buổi gặp mặt, cung cấp thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội năm 2023 của thị xã vào chiều 26/1. Hơn 100 phóng viên, đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã đến dự.

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí
Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa

Sáng 3/1, tại TP.Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức gặp mặt, quán triệt cho phóng viên, diễn viên đội nghệ thuật xung kích Hải quân và các lực lượng đi thăm chúc tết cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân đang làm việc, sinh sống trên Quần đảo Trường Sa nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Đại tá Nguyễn Hữu Minh chủ trì buổi gặp mặt.

Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa
Tương lai nào cho chúng ta?

Nhà báo - nhà văn Julie Lardon phối hợp cùng Viện Pháp và NXB Kim Đồng, tổ chức workshop “Tương lai nào cho chúng ta?” tại Huế.

Tương lai nào cho chúng ta
Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng

Ngày 25/8, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khóa tập huấn với nội dung “Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng” tại Sơn La, cho gần 30 phóng viên và biên tập viên ảnh đến từ cơ quan báo chí khu vực miền bắc.

Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng
Tác nghiệp nơi biển, đảo

Trên đảo Cồn Cỏ, tôi chỉ có thể tranh thủ thời gian ít ỏi lúc đoàn công tác ăn trưa để “gõ” laptop hết tốc độ. Khi biên đội tàu hụ còi rời đảo, tiếp tục rẽ sóng tuần tra, cũng là lúc thông tin từ chuyến tác nghiệp nơi biển, đảo đã “lên sóng” đến với bạn đọc, nóng hổi. Đối với người làm báo, đó là niềm hạnh phúc lớn. Cái bụng đói cồn cào hay đôi mắt thiếu ngủ chỉ là “chuyện nhỏ”.

Tác nghiệp nơi biển, đảo
Return to top