ClockThứ Năm, 10/03/2011 04:48

Đối mặt với rác

TTH - Đầu năm mới, vào Đại Nội, nhìn đoàn người nườm nượp tham quan cũng phần nào cảm nhận được sức hút của Huế đối với du lịch. Lân la hỏi chuyện hai du khách đến từ Pháp, họ bảo chuyến tham quan Huế lần này đã đem đến cho họ một điều hài lòng. Đó là trẻ con ở các làng quê, khi thấy khách đều nở nụ cười chào hỏi và không xin tiền. Còn điều họ chưa hài lòng, đó là có quá nhiều rác. “Tại sao ở đâu chúng tôi cũng bắt gặp rác. Sông Hương cũng thành nơi đổ rác. Làng Sình rất đẹp nhưng cũng có quá nhiều rác. Ở Pháp, ngay từ nhỏ, trẻ con đã được dạy không vứt rác bừa bãi nơi công cộng”-Một du khách bức xúc.

Mới đây, tại hội nghị triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2011 của tỉnh, vấn đề rác làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch cũng được Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện đề cập với nỗi bức xúc không nhỏ. Theo đó, một đề xuất rất hay được đưa ra. Đó là tại sao chúng ta không đưa giữ gìn vệ sinh công cộng vào qui chế xây dựng gia đình, tổ, thôn, làng văn hóa. Gia đình nào, thôn nào, tổ dân phố nào để rác ra đường, sẽ không được công nhận hoặc rút bằng công nhận đạt chuẩn văn hóa.

Cũng chuyện rác, được biết, có những tỉnh, thành, người ta đối mặt với rác thải sinh hoạt một cách quyết liệt hơn như lập đường dây nóng trực tiếp đến bí thư tỉnh ủy. Theo đó, ở đâu có rác sẽ được phản ánh, chỉ đạo giải quyết quyết liệt. Thậm chí gắn rõ trách nhiệm. Chẳng hạn nơi nào để rác thải bừa bãi chốn công cộng thì lãnh đạo nơi đó chịu trách nhiệm... Nhiều người đồng tình cho rằng, nếu có thái độ giám sát và xử lý cương quyết như thế thì không chỉ có rác, nhiều bất cập khác nảy sinh trong cuộc sống cũng sẽ được khống chế.
Tiểu Muội
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quẩn quanh chuyện ăn

Những thông tin cụ thể, chi tiết và chính xác mà công luận được tiếp nhận gần đây, và với mật độ ngày một dày hơn trên các kênh thông tin truyền thông, mạng xã hội lại một lần nữa đặt ra một câu hỏi nghi ngại. Nó không chỉ dừng lại ở chúng ta đang ăn gì, như thế nào mà là trong những thứ mà chúng ta đang ăn mỗi ngày, có bao nhiêu thực phẩm - cả lương thực nữa - là an toàn?      

Quẩn quanh chuyện ăn
Return to top