ClockThứ Hai, 06/02/2023 15:53

Đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm từ nguồn vốn khuyến công

TTH - Từ hướng dẫn Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương), Sở Công thương tiếp tục triển khai kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2023; trong đó, chú trọng một số nội dung liên quan đến đổi mới công nghệ sản xuất trên nguyên tắc hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao chất lượng và ưu tiên các đề án điểm, đề án nhóm.

Khoa học công nghệ thúc đẩy nông nghiệp phát triểnKhoa học công nghệ là động lực thúc đẩy kinh tế-xã hộiĐơn giản hóa thủ tục nhập khẩu dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

Máy ép cỏ bàng của Công ty TNHH Maries được hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công

Theo lãnh đạo Sở Công thương, với nội dung hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, trọng tâm xây dựng đề án ở lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp, tổ chức sản xuất theo hướng tuần hoàn.

Đối với lĩnh vực hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, tự động hóa vào sản xuất, ngành công thương sẽ tập trung hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến do cơ sở công nghiệp nông thôn tự nghiên cứu, sản xuất, gia công chế tạo và ứng dụng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, được cơ quan quản lý công nhận.

Cụ thể, đề án thuộc nội dung này sẽ lập thành nhóm các đối tượng thụ hưởng tập trung theo lĩnh vực, sản phẩm. Tuy nhiên, các đề án phải có thuyết minh sơ đồ quy trình công nghệ, quy trình hoạt động của máy móc; nêu rõ đặc điểm vượt trội của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ tạo ra sản phẩm mới hoặc có phân tích so sánh cụ thể các yếu tố định tính, định lượng…

Riêng các đề án liên quan đến công nghệ sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững, khi xây dựng đề án, khuyến khích các cơ sở thực hiện báo cáo đánh giá nhanh về sản xuất sạch hơn làm căn cứ ưu tiên xét chọn, lãnh đạo Sở Công thương lưu ý.

Cũng theo lãnh đạo Sở Công thương, những ưu tiên tiếp theo là các đề án hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường; hỗ xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn và nhân rộng mô hình áp dụng. Cùng với đó là hỗ trợ các hoạt động tư vấn nhằm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; đồng thời, ưu tiên các địa phương có đăng ký đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp…

Ngoài các nội dung trên, theo lãnh đạo Sở Công thương, kế hoạch khuyến công quốc gia 2023 còn ưu tiên các đề án: Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý; tư vấn thông tin phát triển công nghiệp nông thôn, công tác truyền thông; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công.

 Về khuyến công địa phương, Sở Công thương cho biết, năm 2022 đơn vị đã triển khai, hỗ trợ 7 đề án, nhiệm vụ với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 630 triệu đồng, có 3 đề án bổ sung với tổng kinh phí hỗ trợ trên 341 triệu đồng.

Hiện, Sở Công thương đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tư vấn các cơ sở công nghiệp nông thôn đăng ký danh mục đề án khuyến công địa phương năm 2023. Đến nay, có 9 địa phương đăng ký 25 đề án với tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ gần 4 tỷ đồng, bao gồm 8 đề án hỗ trợ tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và 17 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất.

Liên quan đến lĩnh vực khuyến công, năm 2023, ngành công thương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện lồng ghép hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp nông thôn, như: Chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại; kế hoạch triển khai đề án phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh đến năm 2025... Qua đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp và công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: HÀN ĐĂNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Đưa nguồn vốn đến với người chấp hành xong án phạt tù

Nguồn vốn tín dụng chính sách ưu đãi cho người chấp hành xong án phạt tù được cho là cần câu giúp người từng bước vào con đường lầm lỗi tìm cho mình một hướng đi mới, một công việc ổn định để tự tin hòa nhập với xã hội.

Đưa nguồn vốn đến với người chấp hành xong án phạt tù

TIN MỚI

Return to top