ClockThứ Tư, 16/02/2022 05:57

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thường xuyên, khéo léo

TTH - Trưởng cốt cán thôn là cán bộ công chức cấp xã, có uy tín và có hộ khẩu tại thôn. Thành viên của cốt cán thôn được phân công phụ trách từng nhóm hộ gia đình để thực hiện nhiệm vụ vừa tuyên truyền, vận động, vừa tổ chức hướng dẫn người dân chấp hành các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước... Đó là một trong những đổi mới về công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.

Sắc xuân về cùng phiên chợ vùng caoTạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Các sản phẩm thổ cẩm được bày bán tại hội chợ của đồng bào dân tộc thiểu số A Lưới

Từ các mô hình

Bà Lê Thị Thu Hương, Bí thư Huyện ủy Nam Đông chia sẻ, từ năm 2004, Ban Dân vận Huyện ủy Nam Đông đã xây dựng và nhân rộng mô hình “Cốt cán thôn”. Đến nay, toàn huyện có 34/34 thôn đồng bào dân tộc thiểu số có tổ “Cốt cán thôn”. Mô hình đã khắc phục được tình trạng cán bộ cốt cán xa dân, giúp cán bộ cốt cán sâu sát với dân hơn và giải quyết được những vấn đề bức xúc ở cơ sở kịp thời, hiệu quả.

Quá trình triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo”, các xã của huyện Nam Đông đã phân công cụ thể các thành viên trong cấp ủy, khối dân vận phụ trách từng địa bàn, lĩnh vực và phối hợp với lực lượng “Cốt cán thôn” để xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng mô hình với các mục tiêu, chỉ tiêu, quy mô, biện pháp và thời gian thực hiện; phân công từng cán bộ, đảng viên và thành viên “Tổ dân vận” phụ trách nhóm hộ gia đình để tuyên truyền, vận động thực hiện mô hình với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, mềm dẻo, tế nhị, khéo léo và thường xuyên.

Kết quả, trên địa bàn huyện Nam Đông ngày càng xuất hiện nhiều cách làm hay từ mô hình “Dân vận khéo”. Như xã Thượng Long duy trì được nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang. Đám cưới nội bộ giữa hai gia đình và hai dòng họ trong phạm vi thôn từ 3 ngày, nay rút ngắn còn 1 ngày, không mổ trâu bò, tổ chức ăn uống linh đình, tốn kém như trước. Trong việc tang và làm nhà mồ, đa số thời gian tổ chức 2 ngày 1 đêm; người lớn tuổi, giàu có, uy tín, già làng có thân nhân đông và ở xa đám tang không quá 3 ngày 2 đêm. Các mô hình không có người sinh con thứ 3 trở lên; hạn chế tảo hôn và không còn hôn nhân cận huyết thống; xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển... được triển khai thực hiện ở tất cả các xã đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Nam Đông và đã phát huy hiệu quả tích cực.

Năm 2016, xã A Ngo là một trong 19 xã của huyện A Lưới có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất toàn tỉnh nằm trong kế hoạch đỡ đầu giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Nguyên nhân chủ yếu là các hộ nghèo thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất, thiếu ý thức lao động; không biết hạch toán chi tiêu trong sinh hoạt cũng như chưa biết tích lũy vốn cho đầu tư sản xuất và tái đầu tư sản xuất…

Xuất phát từ thực trạng này và để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của cán bộ, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng ủy, chính quyền xã A Ngo xác định, phấn đấu giảm hộ nghèo hàng năm và cả nhiệm kỳ để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo bền vững. Đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn thể người dân trong xã; trong đó, người dân là chủ thể trong công tác giảm nghèo để vươn lên thoát nghèo bền vững.

Từ năm 2015 đến nay, bằng việc thường xuyên “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở A Ngo được tăng cường và đổi mới. Người dân không ngừng nâng cao nhận thức, tích cực hơn trong tăng gia, sản xuất, nâng cao đời sống.

Tiếp tục tạo chuyển biến về nhận thức

Đó chỉ là 2 trong số nhiều đơn vị, địa phương trong tỉnh đã đổi mới về công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đem lại hiệu quả thiết thực. Thời gian tới, Ban Dân vận Tỉnh ủy tiếp tục tham mưu để Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy không ngừng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của Đảng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, tăng cường sự đồng thuận xã hội; củng cố lòng tin của đồng bào với Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, hòa nhập cùng phát triển.

Theo đó, các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở, nhất là đội ngũ làm công tác dân vận tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số về công tác dân vận, nhất là nhận thức về mô hình “Dân vận khéo”, “Dân vận chính quyền”, nhằm tạo sự chuyển biến thực chất trong quan hệ giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền với người dân; nâng cao hiệu quả công tác nắm, đánh giá, dự báo tình hình Nhân dân, chủ động ứng phó, hóa giải kịp thời với những vấn đề phức tạp nảy sinh, giữ vững ổn định xã hội.

“Chú trọng nhân rộng, phát triển các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào có tôn giáo. Các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị cần chú trọng định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng các mô hình, điển hình; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời và có giải pháp để nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo”, “Dân vận chính quyền” có hiệu quả”, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài khẳng định.

Đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh sinh sống tập trung ở hai huyện A Lưới, Nam Đông và rải rác một số xã, thôn, bản miền núi ở các huyện Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, với khoảng 54.354 người (chiếm 4,5% dân số toàn tỉnh), chủ yếu là dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu…

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

Với các chương trình trợ giúp sinh kế được đẩy mạnh, thực hiện một cách có hiệu quả, Hội Người Khuyết tật – Bảo trợ Người Khuyết tật & Trẻ Mồ côi (NKT – Bảo trợ NKT&TMC) tỉnh đã góp phần giúp nhiều người yếu thế có thêm động lực để vươn lên, ổn định đời sống.

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế
Kết nối đồng hương Quảng Điền hướng về quê hương

Sáng 31/3, Hội Khuyến học đồng hương Quảng Điền tại Huế tổ chức tổng kết 30 năm hoạt động để đánh giá công tác khuyến học trong thời gian qua và xây dựng phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo.

Kết nối đồng hương Quảng Điền hướng về quê hương

TIN MỚI

Return to top