ClockThứ Hai, 06/08/2018 12:45

Đổi mới công tác giáo dục thể chất: Hướng đến nhiều lợi ích

TTH - Đổi mới công tác giáo dục thể chất (GDTC) tưởng chừng chỉ đem lại lợi ích dạy và học cho giảng viên và sinh viên, thế nhưng đích đến xa hơn là phát triển phong trào bóng đá cộng đồng.

Đối mới công tác giáo dục thể chất

Trong tương lai, sinh viên sẽ được chọn lựa học môn thể dục mà bản thân yêu thích

Hình thành mô hình điểm

Tháng 7/2018, Liên đoàn Bóng đá Na Uy/Dự án Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam (NFF/FFAV) và Khoa GDTC - Đại học (ĐH) Huế vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng công tác GDTC.

Giai đoạn từ nay đến năm 2022, NFF/FFAV sẽ phối hợp Khoa GDTC để đánh giá tình hình, thực trạng công tác GDTC tại khoa, qua đó tư vấn kỹ thuật, theo dõi, đánh giá việc thành lập câu lạc bộ (CLB) và tổ chức các hoạt động CLB thể thao. NFF/FFAV sẽ tập huấn đưa công cụ trực tuyến vào việc quản lý CLB thể thao tại Khoa GDTC và tập huấn cho sinh viên chuyên và không chuyên (ở các cơ sở giáo dục thuộc ĐH Huế) về công tác huấn huyện bóng đá trẻ em với phương pháp mới và kiến thức cập nhật. NFF/FFAV cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng, công tác đào tạo sinh viên của khoa và của ĐH Huế trong khung chương trình; hỗ trợ kỹ thuật trong công tác đào tạo, tập huấn giảng viên, đồng thời nghiên cứu chương trình, giáo án hiện có của khoa GDTC nhằm đưa ra các đề nghị về việc đổi mới chương trình cho các nhóm đối tượng.

TS. Nguyễn Gắng, Khoa trưởng Khoa GDTC - ĐH Huế cho biết, khoa hướng đến sẽ thực hiện sớm việc thay đổi mô hình đào tạo truyền thống sang đào tạo theo câu lạc bộ (CLB). Tức là, cho sinh viên đăng ký theo các CLB của một môn thể thao yêu thích và sẽ đào tạo chuyên sâu hơn trong suốt quá trình học thể dục thay vì đóng khung chương trình, bắt sinh viên học các môn thể thao theo chương trình được xây dựng sẵn. “Điểm hạn chế của cách đào tạo truyền thống là có trường hợp sinh viên học những môn thể thao mà họ không đam mê. Điều này gây khó cho việc học, luyện tập và chưa phù hợp với việc phát triển thể chất của người học”, ông Gắng nói.

Theo tính toán của Khoa GDTC, việc xây dựng CLB bóng đá với sự hỗ trợ của NFF/FFAV sẽ trở thành mô hình điểm, tạo điều kiện để thử nghiệm và nghiên cứu tiếp các CLB của khoảng 9 môn thể thao khác để đưa vào đào tạo.

Hơn cả lợi ích đào tạo

Lợi ích trước mắt của hợp tác là truyền cảm hứng tập luyện và nâng cao chất lượng các hoạt động GDTC cho sinh viên ĐH Huế, đồng thời đổi mới chương trình, phương pháp dạy và học GDTC cũng như phát triển mô hình GDTC hiện đại nhằm nhân rộng tại các trường ĐH tại Việt Nam. Điều quan trọng, đích đến của hợp tác là tạo nguồn nhận lực để tiếp tục nhân rộng và phát triển phong trào bóng đá cộng đồng tại Việt Nam.

Hiện, toàn tỉnh có 216 CLB bóng đá cộng đồng tại các trường học, trung tâm bảo trợ trẻ em, khu tái định do NFF/FFAV hỗ trợ (bắt đầu ở Huế từ năm 2003). Dự án có thời hạn nhất định (nguồn tài trợ chính từ cơ quan phát triển của Bộ Ngoại Giao Na Uy đến hết năm 2018), trong khi việc phát triển sân chơi này là nhu cầu các địa phương, đơn vị và cần được duy trì. Theo ông Lê Đình Chung, Trưởng bộ phận chuyên môn Dự án Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam, việc phát triển phong trào bóng đá cần có đội ngũ chuyên môn trong khi sinh viên chuyên ngành GDTC với tố chất trẻ, tư duy mới và tiếp cận phương pháp đào tạo mới sẽ đảm nhận tốt công tác tổ chức, huấn luyện, trọng tài để phát triển các sân chơi bóng đá trong trường học và ngoài cộng đồng.

Với các sinh viên không chuyên, mô hình học tập mới được đào tạo theo hình thức chuyên sâu hơn cũng giúp họ có đủ kinh nghiệm, các kiến thức về nguyên tắc, giá trị, phương pháp bóng đá trẻ em. Dù ra trường không làm công việc giảng dạy, song nếu có kinh nghiệm và tâm huyết, họ có thể đứng ra hỗ trợ chuyên môn cho các giải bóng đá phong trào của trẻ em, khi mà mạng lưới CLB bóng đá cộng động đã phát triển tương đối rộng. Đặc biệt, với phạm vi tuyển sinh rộng, sinh viên ĐH Huế sẽ giúp nhân rộng, phát triển bóng đá cộng đồng ra nhiều địa phương trên toàn quốc.

Thời gian tới, NFF/FFAV và Khoa GDTC sẽ có các chương trình trao đổi kinh nghiệm với các trường đại học thể dục thể thao trong nước, các tổ chức thể thao quốc tế; đồng thời, sẽ kết nối sinh viên được đào tạo huấn luyện viên với các CLB bóng đá được FFAV hỗ trợ thành lập để thực hành kỹ năng và tăng kinh nghiệm trong công tác huấn luyện bóng đá trẻ em.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Return to top