Đổi mới để gỡ “khó”
TTH - Nhiều công ty lữ hành từng lên ý tưởng và kế hoạch xây dựng một tour tham quan bảo tàng riêng biệt. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Nhu cầu thấp
Huế có một hệ thống bảo tàng khá phong phú, địa điểm các bảo tàng này khá gần nhau, chỉ trong phạm vi thành phố nên rất thuận lợi để di chuyển. Bên cạnh đó, các bảo tàng luôn cố gắng “làm mới” bằng cách tăng cường trưng bày nhiều hiện vật, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết trình… Đó là những tiền đề và “nội lực” ban đầu để có thể hình thành một tour bảo tàng.
![]() |
Triển lãm chuyên đề tại Bảo tàng Lịch sử Cách mạng. Ảnh: K.O |
Có mặt tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng tôi đón vợ chồng anh Paul Walker (quốc tịch Úc) đến tham quan. Anh Paul Walker chia sẻ: “Vợ chồng tôi đến Huế được 3 ngày, đã đi được nhiều nơi, hôm nay mới có dịp đến đây. Tôi rất ấn tượng bởi ở đây trưng bày rất nhiều tư liệu, được sắp xếp theo trình tự thời gian nên dễ tìm hiểu thông tin. Nhân viên nhã nhặn, vui vẻ, tạo cho chúng tôi cảm giác thoải mái, vé vào tham quan thấp hơn rất nhiều so với bảo tàng bên nước tôi”.
Qua khảo sát lượng khách nước ngoài đến tham quan một số bảo tàng vẫn còn hạn chế. Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tính đến tháng 11/2015, có 90.750 lượt khách tham quan, trong đó 85.350 khách trong nước và chỉ có 5.400 khách nước ngoài. Chị Vũ Thị Hằng, hướng dẫn viên Công ty Saigontourist cho hay: “Nhu cầu đến bảo tàng của khách đi tour hầu như không có, điều này cũng dễ hiểu vì khách tour đi theo một lịch trình cố định từ trước nên không có thời gian. Có chăng, thì vào buổi tối khách tự do về thời gian, nhưng vào ban đêm các bảo tàng ở Huế đều đóng cửa, khách muốn đến cũng không được”.
![]() |
Sinh viên Huế tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: T.Ninh |
Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch thì hiện nay ở Huế có 7 bảo tàng và nhà trưng bày của Nhà nước và tư nhân nổi bật, được biết đến nhiều: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng; Bảo tàng Hồ Chí Minh (miễn phí khách trong nước); Bảo tàng Văn hóa Huế (miễn phí); Bảo tàng Đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn; Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng; Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị (miễn phí).
|
Tăng cường thu hút
Bên ly cà phê sáng, nhà thơ Võ Quê chia sẻ từng đến một số bảo tàng trên thế giới. Tại Bảo tàng Lịch sử ở thành phố New York, Mỹ, trưng bày rất nhiều hiện vật, từ những cái nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống như chiếc kim, sợi chỉ, đến những chiếc xe cổ đến hiện đại… Trong đó, ấn tượng là quầy bưu điện có người đứng bán, đóng tem và nhận thư… được phục dựng như thật, người xem quay lại lịch sử. Hay bảo tàng ở thành phố Gwangju (Hàn Quốc), du khách đến đều chứng kiến sự sinh động, ồn ào, náo nhiệt… như một đời sống Hàn Quốc thu nhỏ.
Ông Trần Quang Hào phân tích: “Khó khăn trong xây dựng tour tham quan bảo tàng không riêng gì ở Huế mà cả nước đều gặp phải. Giải pháp trước mắt là xây dựng cơ chế sao cho các bảo tàng có thể tự nuôi sống được mình. Tận dụng các nguồn lực để tăng cường đầu tư, tạo sinh động cho bảo tàng nhằm thu hút khách hơn, quan trọng là ngoài tham quan du khách có thể trải nghiệm những thú vị ngay tại bảo tàng. Lâu dài và quyết định cho tour bảo tàng là xây dựng được ý thức của du khách. Để làm được được điều này là không dễ, cần có tiếng nói chung giữa các bảo tàng và lữ hành, đồng thời kết hợp với một số tour khác để tạo lượng khách ban đầu và có nguồn thu từ du khách”.
Cũng theo ông Hào, xây dựng ý thức cho tuổi trẻ, học sinh, sinh viên… về bảo tàng, học tập gắn với bảo tàng là rất cần thiết. Trong 5 - 10 năm nữa… chính thế hệ này đủ kiến thức và đam mê để hoạt động trong lĩnh vực bảo tàng. Hay nói cách khác, trước khi làm cho du khách yêu thích thì chính những con người bản địa là chủ nhân của vùng đất, địa phương đó phải yêu thích bảo tàng.
Ông Vũ Văn Chương, Giám đốc Footsteps Travels, chi nhánh Huế, góp ý: “Bảo tàng là nơi đại diện cho nền văn minh, thể hiện nét văn hóa riêng của mỗi điểm đến, đưa du khách về với lịch sử của đất nước, khu vực. Vì vậy, cần làm sinh động hơn nữa cho các bảo tàng nhằm thu hút khách. Các cơ quan chức năng cũng cần có kế hoạch mở cửa bảo tàng vào ban đêm, vì các điểm thu hút khách về đêm ở Huế đang thiếu, trong khi đây là khoảng thời gian nhàn rỗi nhất của khách khi đi du lịch theo tour. Ngoài ra, đối với học sinh, sinh viên và người địa phương nên có cơ chế miễn phí vé nhằm tạo nguồn khách, làm cho bảo tàng năng động hơn, không còn trầm lắng nữa”.
Đức Quang
- “Em và Trịnh” công bố clip đầu tiên (09/03)
- Vẻ đẹp vô tận của sắc vàng (08/03)
- Mùi phố thị (08/03)
- Núi Ngự Bình sẽ “sáng” (08/03)
- Áo dài vào đời sống (08/03)
- Hoa cải vàng cứ chao trong gió (07/03)
- Cô gái Huế nặng lòng với làng hoa giấy Thanh Tiên (06/03)
- Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản độc đáo triều Nguyễn (05/03)
-
Mặc áo dài đi thăm di tích
- Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
-
Cô gái Huế nặng lòng với làng hoa giấy Thanh Tiên
- Nhận diện, phát huy bản sắc văn hóa Huế
- Mặc áo dài đi thăm di tích
- Áo dài vào đời sống
- Được miễn vé khi mặc áo dài tham quan di tích trong dịp 8/3
- Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản độc đáo triều Nguyễn
- Mùi phố thị
- Giảm 50% phí tham quan di tích đối với khách tham quan theo tour
- Hoa cải vàng cứ chao trong gió
- Núi Ngự Bình sẽ “sáng”