ClockThứ Hai, 24/09/2018 05:30
Chào mừng Đại hội Công đoàn đoàn Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2018-2023

Đổi mới để phát triển, thích ứng trong thời kỳ hội nhập

TTH - Đổi mới để phát triển, thích ứng trong thời kỳ hội nhập là yêu cầu tất yếu của Công đoàn Việt Nam, nhất là khi nước ta tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động LĐLĐ tỉnh chia sẻ:

Hỗ trợ xây Mái ấm Công đoàn cho chị Trần Thị Kim LiênHoạt động công đoàn khối giáo dục ngày càng thiết thực và hướng về cơ sởĐổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa

 Bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh

Gia nhập Hiệp định CPTPP, ngoài những lợi ích kinh tế mang lại, còn dẫn đến những thay đổi liên quan đến quyền của người lao động (NLĐ), trong đó có sự hình thành của các tổ chức công đoàn ngoài hệ thống Công đoàn Việt Nam. Các tổ chức này sẽ hoạt động song song và cạnh tranh trực tiếp với hoạt động của các cấp công đoàn trong hệ thống Công đoàn Việt Nam khiến môi trường hoạt động công đoàn có nhiều biến đổi, việc phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở sẽ gặp khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, vai trò của Nhà nước đối với quan hệ lao động sẽ thay đổi, không can thiệp trực tiếp vào quan hệ lao động; việc thiết lập và thực hiện quan hệ lao động sẽ do chính các bên tiến hành thông qua phương thức thương lượng, thỏa thuận, đối thoại là chủ yếu. Trong bối cảnh đó, vai trò của các bên trong quan hệ lao động, bao gồm cả tổ chức công đoàn sẽ ngày càng lớn.

Một trong những tồn tại của hoạt động công đoàn hiện nay là tình trạng “hành chính hóa”. Theo bà, cần làm gì để khắc phục tình trạng trên?

Đầu tiên, cần tăng cường sự tham gia trực tiếp của cấp dưới vào quá trình quyết định của công đoàn cấp trên; tăng cường sự tham gia trực tiếp của đoàn viên, NLĐ vào quá trình quyết định của ban chấp hành công đoàn cơ sở với các hình thức như: công đoàn cấp trên tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên đối với công đoàn cơ sở và đoàn viên, NLĐ; khuyến khích sự tham gia trực tiếp của công đoàn cơ sở và NLĐ trong quá trình ra quyết định của công đoàn cấp trên đối với vấn đề liên quan đến cơ sở thông qua thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, lấy ý kiến, lắng nghe nguyện vọng và tổ chức đối thoại định kỳ với đoàn viên, NLĐ…

Bà Nguyễn Khoa Hoài Hương, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh (thứ 3 bên phải) trao giải cho thí sinh tại hội thi "Cán bộ công đoàn giỏi"

Bên cạnh đó, chú trọng thông tin kịp thời, đầy đủ những nội dung hoạt động của công đoàn cơ sở, của công đoàn cấp trên trực tiếp đến đoàn viên, NLĐ. Ở các khu vực có quan hệ lao động phức tạp, công đoàn cần lập “đường dây nóng” để tiếp nhận thông tin từ cơ sở và NLĐ phản ánh, nhằm có thông tin nhanh nhất giúp các cấp công đoàn chủ động giải quyết những mâu thuẫn, bức xúc phát sinh trong công việc, đời sống của NLĐ và quan hệ lao động tại cơ sở.

Thực tế hiện nay, vai trò của công đoàn cấp dưới còn mờ nhạt, hiệu quả hoạt động không cao. Để nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn, nhất là trong việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ thì vấn đề đặt ra là gì?

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là chủ thể đại diện của NLĐ, tập thể NLĐ, có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ, chứ không phải là “cầu nối” với chủ sử dụng lao động, với cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công xảy ra. Vì vậy, cần có sự phân định rạch ròi, tránh tình trạng “đóng hai vai” của công đoàn cấp trên khi đình công xảy ra.

Khi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đại diện cho tập thể NLĐ thực hiện đàm phán, thương lượng phải gắn sự ủy quyền và quyền lợi của tập thể NLĐ với nội dung đàm phán, đồng thời gắn với quá trình tham vấn nội bộ với tập thể NLĐ, nếu không kết quả đàm phán sẽ không có giá trị ràng buộc đối với NLĐ. Do đó, việc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đại diện cho NLĐ để đàm phán, thương lượng với người sử dụng lao động chỉ có thể được thực hiện với sự uỷ quyền thực sự của tập thể NLĐ chứ không thể thực hiện theo một sự phân công nào khác.

Gia nhập CPTTP, quan hệ lao động sẽ không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia mà còn cả các quy phạm quốc tế, các quy định nội bộ của các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia và các bộ quy tắc ứng xử về thực hiện tiêu chuẩn xã hội, tiêu chuẩn lao động. Theo bà, tổ chức Công đoàn cần làm gì để giúp NLĐ và người sử dụng lao động thực hiện tốt các quy định trên?

Điều quan trọng nhất vẫn là chú trọng nâng cao ý thức pháp luật của người sử dụng lao động và NLĐ. Điều này quyết định đến chất lượng thực thi pháp luật, trong đó có việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho NLĐ. Đối với người sử dụng lao động, ý thức pháp luật cộng với những yếu tố khác đến một mức độ nhất định đã trở thành văn hóa sử dụng lao động.

Quy tắc nội bộ của đơn vị sử dụng lao động cụ thể ở đây là thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, hợp đồng lao động… Tổ chức Công đoàn đóng vai trò đại diện cho NLĐ thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; đồng thời tham gia với người sử dụng lao động xây dựng, giám sát việc thực hiện thang bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động. Trên thực tế, LĐLĐ tỉnh đã thực hiện xếp loại thỏa ước lao động tập thể và đặt ra các chỉ tiêu nâng cao chất lượng thỏa ước theo từng năm.

Với NLĐ, LĐLĐ tỉnh đã có nhiều hoạt động tuyên truyền pháp luật với hình thức đa dạng như: tại trang web của LĐLĐ tỉnh, trên trang Facebook CÔNG ĐOÀN HUẾ, tại nhà trọ, trong giờ ăn cơm ca, trên xe bus, phát tờ rơi, đường dây nóng, tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại… nhằm tăng cường sự hiểu biết pháp luật; giúp NLĐ nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tự phòng tránh việc vi phạm pháp luật từ phía người sử dụng lao động.

Minh Nguyên (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Đại hội Hội Võ thuật TP. Huế nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 10/3, Ban vận động thành lập Hội Võ thuật TP. Huế tổ chức Đại hội Hội Võ thuật TP. Huế nhiệm kỳ I, 2024 - 2029. Tham dự có lãnh đạo TP. Huế; đại diện các hội, hiệp hội và liên đoàn võ thuật các tỉnh thành trong khu vực; các võ sư, huấn luyện viên trong và ngoài tỉnh cùng 30 hội viên hội võ thuật trên địa bàn.

Đại hội Hội Võ thuật TP Huế nhiệm kỳ 2024 - 2029
Return to top