ClockThứ Sáu, 22/07/2022 20:41

Đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả giám sát để xứng đáng với tín nhiệm của cử tri

TTH - Chiều 22/7, Thường trực HĐND TX. Hương Thủy tổ chức Hội nghị giao ban giữa Thường trực HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện, thị xã, TP. Huế. Đây là hội nghị đầu tiên sau hơn 2 năm bị gián đoạn bởi COVID-19 và cũng là hội nghị đầu tiên của nhiệm kỳ 2021-2026. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu chủ trì hội nghị.

Xứng đáng với niềm tin, kỳ vọng của cử triXứng đáng với kỳ vọng và tin tưởng của cử triLắng nghe ý kiến Nhân dânLấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử ĐBQH và HĐND các cấp

Thường trực HĐND TX. Hương Thủy trao cờ luân phiên cho Thường trực HĐND huyện Quảng Điền

Với chủ đề: “Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát của HĐND”, hội nghị nhằm trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để thảo luận, đề xuất, kiến nghị với Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các ngành liên quan, qua đó đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND các cấp, để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri.

Hội nghị đã nghe 11 tham luận của Thường trực HĐND 9 huyện, thị, thành phố và 2 xã, phường: Dương Hòa, Phú Bài (TX. Hương Thủy), tập trung vào các kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND.

Theo các đại biểu, việc tiếp thu thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn giám sát sau giám sát vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, vướng mắc liên quan đến công tác chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện và giám sát đến cùng các nội dung kết luận, kiến nghị chưa được thường xuyên quan tâm, theo dõi, đôn đốc; phối hợp giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan chưa thường xuyên.

Cử tri phường Thủy Dương (TX. Hương Thủy) đóng góp ý kiến tại buổi tiếp xúc với tổ đại biểu HĐND tỉnh

Một số nội dung kết luận, kiến nghị của các Đoàn giám sát còn chung chung, khó thực hiện; chưa thường xuyên tổ chức hoạt động khảo sát, nắm tình hình trước khi tiến hành giám sát; các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động giám sát chưa thực sự đầy đủ; thiếu các chế tài xử lý đối với việc chưa hoặc thực hiện chưa đúng so với yêu cầu.

Các ý kiến tại hội nghị cũng chỉ ra, việc trả lời chất vấn của một số thủ trưởng cơ quan chức năng đôi lúc chưa cụ thể, chưa nhận rõ trách nhiệm của cá nhân, ngành mình, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho các yếu tố khách quan và chậm thực hiện lời hứa, tổ chức thực hiện sau chất vấn; nhiều ý kiến, kiến nghị rất xác đáng của đoàn giám sát, nhưng không được các cơ quan tiếp thu một cách nghiêm túc, do vậy không triển khai thực hiện đầy đủ, làm giảm hiệu lực, hiệu quả giám sát và sâu xa hơn, gây mất lòng tin của Nhân dân vào cơ quan dân cử…

Để nâng cao chất lượng giám sát việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND, các đại biểu cho rằng, các kết luận giám sát cần nêu rõ vấn đề được và chưa được, kiến nghị các giải pháp cần cụ thể, tránh kết luận chung chung; những kiến nghị chậm được thực hiện thì cần tái giám sát hoặc đưa ra chất vấn tại kỳ họp HĐND...

Ngoài ra, cần chủ động phối hợp giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND với các tổ chức chính trị - xã hội, các ban Đảng trong hoạt động giám sát để tận dụng được kết quả giám sát của nhau; lựa chọn nội dung giám sát đảm bảo phù hợp với thực tiễn của địa phương, tránh dàn trải và tập trung vào những vấn đề nổi cộm, bức xúc, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của phần đông nhân dân; các kết luận, kiến nghị của HĐND đảm bảo chuẩn xác, nội dung kiến nghị phải cụ thể, chỉ rõ khuyết điểm, tồn tại, nguyên nhân, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp khắc phục thiết thực; tăng cường về cơ sở để tiếp thu ý kiến, kiến nghị cử tri và những vấn đề các Ban HĐND thẩm tra; quan tâm; thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động giám sát chuyên đề để tạo điều kiện cho đại biểu HĐND, cử tri, Nhân dân cùng theo dõi…

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Trường Lưu đánh giá, các bài tham luận và ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu bám sát chủ đề hội nghị, phản ánh đúng thực trạng hiện nay. Các nội dung tham luận đã đánh giá khách quan, toàn diện những mặt được, thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra những hạn chế, bất cập cần phải được quan tâm khắc phục, tháo gỡ trong thời gian đến, đồng thời, giúp Thường trực HĐND các địa phương có thêm thông tin, kỹ năng, kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục rút ra được những bài học, những kinh nghiệm quý báu để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND.

Ông Lê Trường Lưu cho rằng, tuy vẫn còn gặp một số vướng mắc, tồn tại liên quan đến năng lực, cơ chế, chuyên ngành, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, của Thường trực HĐND… nhưng xét về tổng thể, hoạt động của HĐND 3 cấp thời gian qua hoạt động khá hiệu quả.

Chỉ đạo, định hướng cho hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND các cấp trong thời gian đến, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu yêu cầu HĐND các cấp lựa chọn nội dung giám sát, nội dung chất vấn; từng địa phương, địa bàn tự đánh giá, lựa chọn vấn đề giám sát cụ thể ở một số lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm; nhanh chóng đổi mới phương thức giám sát để có cái nhìn tổng thể, bao quát vấn đề; hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn theo từng chủ đề…

 “Trách nhiệm giám sát không giống thanh tra, kiểm tra mà trọng tâm là khi phát hiện có dấu hiệu tiêu cực thì phải kiến nghị các cấp chính quyền có giải pháp ngăn chặn, khắc phục, cũng như yêu cầu chính quyền các cấp tổ chức thanh kiểm tra lại chứ không chỉ mỗi kiến nghị. Ngoài ra, chính quyền các cấp đều phải thực hiện kết quả giám sát. Đây là biện pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực rất quan trọng”, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Võ Nhân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Đổi mới, đột phá trong huấn luyện

Với những chủ trương, giải pháp cụ thể và tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ, nhiệm vụ huấn luyện năm 2024 được lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh thực hiện thắng lợi với nhiều thành tích nổi bật.

Đổi mới, đột phá trong huấn luyện
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Ngày 16/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan (cao tốc đi qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng).

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn
Return to top