ClockThứ Sáu, 29/07/2022 07:55

Đổi mới thủ tục bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo

TTH - Sau hơn 1 tháng khuyết chức danh Bộ trưởng, ngày 15/7/2022, Bộ Chính trị đã chỉ định Bí thư Ban cán sự Đảng và Thủ tướng Chính phủ quyết định Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bà Đào Hồng Lan. Trên mạng xã hội đã có nhiều bình luận, xuyên tạc, nhất là vấn đề chuyên môn, cơ chế bổ nhiệm trong bộ máy quản lý. Ở đây, chỉ nêu vài vướng mắc trong cơ chế quy định của Luật tổ chức Quốc hội, quy định liên quan cần nghiên cứu sửa đổi.

Nói và làm của người cán bộ lãnh đạoNâng chất đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻKhông được “chống lưng” cho sai phạm

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định điều động bà Đào Hồng Lan làm quyền Bộ trưởng Y tế trưa 15/7 . Ảnh: vnexpress.net

Có thể thấy, chức vụ Bí thư Tỉnh ủy tương đương với Bộ trưởng, thậm chí quyền hạn còn nhiều và rộng hơn. Cấp có thẩm quyền cân nhắc bổ nhiệm như vậy là hợp lý, đảm bảo có cán bộ thay thế quản lý ngành y tế đang có nhiều vấn đề nảy sinh sau đại dịch và công tác cán bộ. Vậy tại sao Đảng chỉ định Bí thư Ban cán sự Đảng đúng Điều lệ, quy định nhưng Thủ tướng Chính phủ chỉ được quyết định giao “quyền” mà không phải là chức vụ chính thức? Lý giải vấn đề này là phải đối chiếu với Luật tổ chức Quốc hội và quy định có liên quan để xem xét.

Theo Điều 9, khoản 1 luật nêu trên quy định: “Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ”. Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế phải được Quốc hội phê chuẩn mới chính thức có hiệu lực. Quyết định của Thủ tướng không thể vượt thẩm quyền của Luật tổ chức Quốc hội nên chỉ định giao “quyền” là phù hợp. Vấn đề cần bàn ở đây là giao “quyền” lại để kéo dài đã làm khó xử cho công tác tổ chức, tâm lý thiếu thoải mái, quyền hạn chưa thật sự đầy đủ của người được bổ nhiệm.

Trong thực tế công tác tổ chức cán bộ có thể có những diễn biến khó lường, nhất là điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, kỷ luật, những phát sinh ngoài quy hoạch…

Ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, ông Trần Văn Nam - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, trúng cử đại biểu Quốc hội nhưng đã bị kỷ luật, buộc phải hủy bỏ kết quả và bị khởi tố sau đó. Nhiệm kỳ Đại hội Đảng13 bước sang năm thứ 2 nhưng đã có nhiều lãnh đạo cấp cao, có cả Ủy viên Trung ương, đại biểu Quốc hội (trong đó có ông Nguyễn Thanh Long, ông Chu Ngọc Anh) bị kỷ luật, khởi tố. Những biến động, thay đổi về tổ chức bộ máy, luân chuyển cán bộ phát sinh cần sớm được củng cố, hoàn thiện là công việc bình thường của các cấp lãnh đạo. Từ đó để xác định quy trình công tác cán bộ nên có cơ chế mở từ quy định của Đảng cho đến Luật tổ chức của Quốc hội và các cơ quan hành chính. Nói cách khác là chủ động dự kiến những phương án có thể phát sinh để nhanh chóng ổn định tổ chức. Đối với cơ quan dân cử (dân bầu) phải thực hiện đúng luật và đảm bảo nguyên tắc dân chủ trực tiếp, vừa thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, vừa tuân thủ theo luật, nhưng vẫn đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính, sớm có hiệu lực.

Theo Điều 9 nêu trên, các chức vụ theo quy định phải được Quốc hội phê chuẩn, nhưng mặt khác, quy định Quốc hội triệu tập mỗi năm 2 lần. Như vậy, cần phải chờ đến 1/2 năm Quốc hội họp mới chính thức được phê chuẩn. Do quy định như vậy nên tính thời sự của cán bộ mới bổ nhiệm bị kéo dài, không tạo được hợp lý trong thực thi quyền hạn, ảnh hưởng đến tâm lý điều hành. Giữa chức danh trong Đảng và chính quyền thiếu thông suốt trong công tác tổ chức trong cùng một thời điểm bổ nhiệm, phê chuẩn. Giả sử như buộc phải triệu tập đột xuất sẽ mất thời gian đi lại, phát sinh thêm tốn kém, ảnh hưởng đến công tác của đại biểu.

Ở địa phương, các chức danh của Hội đồng Nhân dân cũng có quy định tương tự, chỉ khác là trong phạm vi hẹp nên dễ triệu tập, ít ảnh hưởng đến công tác thường xuyên. Do đó, cần thiết sửa đổi Luật tổ chức Quốc hội và các luật liên quan cho phù hợp. Có thể cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội được phê chuẩn giữa 2 kỳ họp hoặc bằng hình thức phê chuẩn trực tuyến. Mở rộng ra với những vấn đề liên quan đến công tác cán bộ cần được soát xét bổ sung, điều chỉnh trong luật và các quy định nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Lợi dụng bổ nhiệm có tính thời sự lần này, những kẻ thiếu thiện chí, soi mói, “bới lông tìm vết” đưa ra bình luận không khách quan về sự “độc đoán” của Đảng trong can thiệp, áp đặt, phe phái của nhân sự cấp cao. Nếu chúng ta thay đổi thủ tục hành chính trong luật, quyết định nhanh chóng sẽ không tạo cớ cho đối tượng xấu xuyên tạc công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước ta. 

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề liên quan cải cách hành chính đã được đơn giản, gọn nhẹ, chú trọng đến hiệu quả. Những vướng mắc về thủ tục không ảnh hưởng đến bản chất của Hiến pháp, pháp luật và các quy định cần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Return to top