Kinh tế Xây dựng - Giao thông
Đổi mới tư duy kinh doanh phù hợp với người Việt
TTH - Các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cần thay đổi chiến lược kinh doanh mà còn cần phải nhanh chóng thay đổi tư duy của mình”.
“Thay đổi mô hình kinh doanh như thế nào để doanh nghiệp đứng vững trước sóng gió, khẳng định được vị trí và bứt phá phát triển trong tương lai là câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nhân. Đó cũng là nội dung chính của Diễn đàn quốc tế dành cho lãnh đạo doanh nghiệp – CEO World Forum 2012 tổ chức ngày 12/1, tại Hà Nội, với chủ đề "Mô hình kinh doanh mới trên nền tảng phát triển bền vững".
Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã thẳng thắn nhìn nhận hiện trạng, tình hình khó khăn của nền kinh tế, từ đó nhận định: một mô hình kinh doanh bền vững phải hội tụ bởi bốn yếu tố: sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; nguồn nhân lực chất lượng cao có định hướng; thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, ngân sách đầu tư trong và ngoài nước; sự điều phối nền kinh tế bằng chính sách và khung hành lang pháp lý của chính phủ giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách thuận lợi và ổn định. Đây cũng chính là các yếu tố mà hầu hết nền kinh tế lớn trên thế giới đang áp dụng hiện nay để vượt qua khó khăn, khủng hoảng.
Theo ông Inigo Guevara, Phó chủ tịch toàn cầu, Giám đốc điều hành Indra Châu Á-Thái Bình Dương, nền kinh tế thế giới đang rất khó khăn, tuy nhiên đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp không nên quá bi quan về khủng hoảng kinh tế. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải gia tăng giá trị cho sản phẩm của mình, tạo lợi thế sản phẩm tốt nhất, mở rộng sản xuất sang các khu vực có chi phí thấp.
Ông Inigo Guevara cho biết: “Khi thị trường Tây Ban Nha khó khăn, Châu Âu chịu khủng hoảng nợ công thì chúng tôi mở rộng thị trường ra khu vực Asean, Châu Mỹ La tinh để tận dụng cơ hội từ sự tăng trưởng của các nền kinh tế tại đây. Bởi khủng hoảng không đánh toàn bộ các quốc gia. Hiện châu Á-Thái Bình Dương đang là khu vực rất tốt. Tại Việt Nam, kiểm soát lạm phát vẫn là vấn đề rất khó khăn, tuy nhiên chúng tôi vẫn xác định Việt Nam là một thị trường tiềm năng và có tính hấp dẫn riêng”.
Cần tiếp tục mở rộng tầm nhìn đi xa hơn và thị trường châu Phi đang là khu vực tiềm năng cho các doanh nghiệp châu Á, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam cũng là nhận định của nhiều chuyên gia. Ông Michael Teng, Giám đốc điều hành Coporate Turnaround Center Singapore cho rằng: nếu như các nước Đông Nam Á cần tới vài thập kỷ để thành những “con rồng”, thì thị trường Châu Phi chỉ cần khoảng một thập kỷ là có thể trở thành những “con hổ”. Các quốc gia này được đánh giá là không ảnh hưởng bởi khủng hoảng toàn cầu, dự báo tới năm 2015, tăng trưởng đầu tư nước ngoài vào khu vực này sẽ tăng đến con số 150 tỷ USD. Hiện Trung Quốc là quốc gia nắm bắt cơ hội này rất tốt. Ông Michael Teng nói: “Theo tôi, Việt Nam đã có sẵn các mối quan hệ tốt với châu Phi nên việc các doanh nghiệp tiếp cận thị trường này là khá thuận lợi. Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm với châu Phi trong ba lĩnh vực: Sản phẩm nông nghiệp (thực phẩm là hàng hóa có giá trị trong khủng hoảng); xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực; sử dụng vốn viện trợ vào sản xuất”.
Tại diễn đàn, nhiều chuyên gia nhận định năm 2012 sẽ là năm có tính chất bước ngoặt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cần thay đổi chiến lược kinh doanh mà còn cần phải nhanh chóng thay đổi tư duy của mình. Một trong những điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là suy nghĩ rụt rè nhưng lập kế hoạch lại quá lạc quan./.
- Bảo tồn, phát triển văn hóa gắn với du lịch, dịch vụ (05/07)
- Tập trung nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm (05/07)
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 2: Người dân và doanh nghiệp cùng khó (05/07)
- Phong Điền thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt 64% dự toán (05/07)
- Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu (05/07)
- Máy lọc nước có tốn điện không? (05/07)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp mặt các lãnh đạo của Prudential trong chuyến viếng thăm tại Vương quốc Anh (05/07)
- Từng bước nhân rộng lúa hữu cơ (05/07)
-
Vietnam Airlines: Siêu ưu đãi cho khách mua vé quốc tế và nội địa đầu tháng 7
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 1: Mong có chốn an cư
- Xăng, dầu giảm nhẹ sau 13 lần tăng giá
- Hơn 70 ngàn lượt khách tham dự Hội chợ thương mại Festival Huế 2022
- Diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0
- Mở rộng tuyến “huyết mạch” Hà Công
- Tăng tần suất hoạt động tại Phố đêm Hoàng thành Huế lên 3 tối/tuần
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã
- Chưa như kỳ vọng
- Bộ Tài chính xây dựng biểu thuế xuất khẩu ưu đãi thực hiện Hiệp định CPTPP áp dụng đối với 603 dòng thuế
-
Mở rộng tuyến “huyết mạch” Hà Công
- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Góp phần cho Festival Huế sạch đẹp
- VBSP Hương Thủy giải ngân món vay đầu tiên đối với giáo dục ngoài công lập
- Nhu cầu lớn nhưng thiếu nguồn cung - Bài 1: Mong có chốn an cư
- Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
- 3 Lợi ích tuyệt vời khi thuê luật sư tư vấn doanh nghiệp
- HĐND huyện Quảng Điền thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn
- Phó Tổng thư ký IAV: Đây là thời điểm tốt để cơ cấu lại hoạt động kinh doanh bảo hiểm
- Văn hóa làng là linh hồn, cốt cách trong xây dựng nông thôn mới
-
Tăng trưởng tín dụng đạt hơn 17% trong sáu tháng đầu năm 2022
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
- Xemvanmenh.net Xem ngày tốt xấu theo tuổi
- Mua SIM số đẹp hợp tuổi chỉ từ 350k
- Top 5 Nồi chiên hơi nước chính hãng
- Miko Tech thiet ke web tphcm Chuan SEO
- Máy rửa bát Faster giá rẻ
- Shop đồng hồ
- Cho thuê máy photocopy Hải Phòng
- Thuật Nguyễn Corp Thiết kế logo đẹp độc lạ
- Minh An Window báo giá cửa nhôm kính
- Két sắt nào tốt Ketsatphattai
- Máy sấy công nghiệp chất lượng