ClockThứ Sáu, 28/11/2014 14:19

Đội ngũ cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài

TTH - Thời gian qua, TP Huế có nhiều nỗ lực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), xác định đây là vấn đề then chốt quyết định sự phát triển KT – XH của thành phố. Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế cho biết:

 

UBND thành phố đã ban hành kế hoạch về công tác cải cách hành chính năm 2014, gồm các nội dung: Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có năng lực, trình độ và chuyên nghiệp nhằm phục vụ cho sự phát triển của thành phố. Thủ tục hành chính (TTHC) được cải cách theo hướng đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; cắt giảm và nâng cao chất lượng TTHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là TTHC liên quan đến cá nhân, tổ chức. Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy bên trong của các phòng, ban nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), triển khai mô hình điện tử tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của TP Huế; ứng dụng CNTT tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các phường. Thường xuyên kiểm tra việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

 

Người dân đi làm thủ tục hành chính ở Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố Huế

 

Từ năm 2012 đến nay, Chủ tịch UBND thành phố đã xử lý kỷ luật 1 viên chức quản lý và 2 viên chức của Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất vì thiếu trách nhiệm trong quá trình thụ lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đã xử lý kỷ luật 1 viên chức tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất vì tiếp tục có hành vi sai phạm trong quá trình công tác, thiếu tinh thần trách nhiệm nên dẫn đến có nhiều hồ sơ trễ hạn, gây ảnh hưởng đến công việc chung và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Xét kỷ luật đối với 1 công chức Phòng Tư pháp đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.

Việc cải cách hành chính của thành phố đã có nhiều kết quả nhưng hiện nay, người dân vẫn ngại khi đi làm các thủ tục hành chính, theo ông nguyên nhân do đâu?

 

Hiện nay, tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố, UBND các phường, các cơ quan, đơn vị đều thực hiện niêm yết công khai về quy trình, thủ tục, thời gian, lệ phí liên quan đến việc giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức và người dân. Việc công bố công khai, thống nhất, minh bạch và kịp thời các quy định thủ tục hành chính, không chỉ giúp người dân thuận lợi trong giải quyết các thủ tục hành chính mà còn tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính, góp phần phòng, chống tiêu cực, củng cố lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền. Người dân vẫn còn ngại khi đi làm các thủ tục hành chính phần lớn là do tâm lý.

 

Theo ông, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cần tập trung vào vấn đề gì?

 

Tiêu chuẩn chung của người cán bộ, công chức, viên chức được thể hiện trên ba mặt cơ bản: phẩm chất chính trị tư tưởng; đạo đức, lối sống; trình độ, năng lực và chuyên môn công tác. Ba mặt này có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau tạo thành phẩm chất nhân cách của người cán bộ, công chức, viên chức. Những phẩm chất nhân cách đó khái quát ngắn gọn trong hai chữ “đức” và “tài”. Vì vậy, không thể chỉ có đức mà không cần tài, càng không thể coi trọng tài mà xem nhẹ đức. Quan điểm của lãnh đạo thành phố về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình hiện nay cũng không nằm ngoài quan điểm trên.

 

Thành phố đã có quyết định quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính sự nghiệp, UBND các phường về công tác CCHC. Theo ông, những người đứng đầu đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình hay chưa?

 

Đa số những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đều ý thức được vai trò, trách nhiệm, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuy vậy, ở một số đơn vị trách nhiệm của người đứng đầu vẫn còn hạn chế, một số cán bộ, công chức tiếp nhận, giải quyết, xử lý hồ sơ hành chính còn yếu về năng lực chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm, không chủ động trong việc cập nhật các chủ trương, chính sách và các văn bản pháp quy của Nhà nước thường xuyên làm ảnh hưởng đến việc giải quyết hồ sơ hành chính của công dân.

 

Để công tác CCHC đạt hiệu quả cao hơn, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung CCHC ở lĩnh vực nào, thưa ông?

 

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong thời gian tới, thành phố ưu tiên: Rà soát, thống kê danh mục TTHC thực hiện cơ chế một cửa tại UBND thành phố, UBND các phường đảm bảo từ 70- 80% tổng số TTHC. Kiên quyết xử lý, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, không yêu cầu người dân cung cấp hồ sơ, giấy tờ không có trong danh mục hồ sơ đã được công bố. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị và UBND các phường; cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và tổ chức. Tiếp tục chấn chỉnh các công việc, nội dung liên quan đến việc thực hiện các thủ tục hành chính về lĩnh vực nhà đất và cấp phép xây dựng...

 

Xin cám ơn ông!

Hào Vũ (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID: Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí

Cùng với Hà Nội, từ 22/4 – 22/6/2024, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp (LLTP) trên trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID cho công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2. Việc này nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí xã hội cho người dân.

Cấp Phiếu Lý lịch Tư pháp trên VNeID Nhanh chóng, thuận tiện, giảm chi phí
Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số

Sở Tư pháp đã và đang có lộ trình, bước đi cụ thể, phù hợp đối với từng lĩnh vực, nhóm nhiệm vụ trong công tác chuyển đổi số (CĐS); qua đó, góp phần xây dựng ngành tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, lấy lợi ích của người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.

Ngành tư pháp với lộ trình cụ thể trong chuyển đổi số
Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Nâng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án

Ngày 5/4, tại TP. Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng tổ chức hội nghị Chánh án TAND 3 cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng cùng hơn 200 đại biểu.

Nâng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án
TP. Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính: Quan trọng và cấp thiết

Sau khi tiến hành lấy ý kiến cử tri trên địa bàn và thông qua HĐND 36 phường, xã về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, HĐND TP. Huế vừa thông qua Nghị quyết (NQ) tán thành chủ trương thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh.

TP Huế sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính Quan trọng và cấp thiết
Return to top