ClockThứ Hai, 04/12/2017 08:36

Lon gạo nghĩa tình

TTH - Không biết tự bao giờ mà mỗi lần trong làng tôi (làng Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang) có người đủ 18 tuổi trở lên “khuất núi”, thì mỗi hộ gia đình đều đong một lon gạo để làng đi phúng điếu.

Hình ảnh “lon gạo đám” thật sự trở thành mối gắn kết bền chặt hơn tình làng nghĩa xóm, góp phần thiện tâm trong mỗi người dân quê tôi.

Ông tôi kể, thuở xưa làng còn nghèo, mười nhà thì có đến chín nhà thiếu đói quanh năm, gạo ăn chẳng bao giờ được giáp hạt. Khi gia chủ có người mất thì con cháu tập trung lo hậu sự nên cái cần nhất là gạo để nấu cơm. Xuất phát từ ý tưởng đó, một bô lão của làng đã đề xuất thành lập cái gọi là “lon gạo đám” và đã được các vị cao niên cũng như toàn thể con dân của làng chấp thuận.

Hễ nhà ai có người “ra đi” thì gia đình tang chủ cử người đến báo tin cho vị trưởng làng biết, rồi ông trưởng làng lệnh cho ông đánh phèng (được làng cử) mặc áo dài đen khăn đóng ra đầu làng, cuối xóm gióng phèng để thông báo tin buồn đến toàn thể con dân của làng biết. Nếu người mất là đàn ông thì đánh 3 hồi 7 tiếng, đàn bà thì 3 hồi 9 tiếng. Nghe tiếng phèng thì người ta sẽ biết ngay đàn ông hay bàn bà, rồi từ đó mà suy đoán để “luận” ra người chết là ai, già hay trẻ.

Các trưởng xóm có nhiệm vụ đến từng nhà trong xóm để thu gom gạo, sau đó tập hợp về một nhà gần gia đình tang chủ để đi phúng điếu.

Ngày đám tang ông ngoại tôi, gia đình sử dụng gánh gạo làng phúng điếu để nấu cơm cho con cháu ăn mà trực đám suốt một tuần, khi đám tang đưa xong gạo đám vẫn còn, thế là ngoại chia từng bì (bao) nhỏ phân phát cho con cháu mang về nhà dùng tiếp. Ngoại bảo: “Ăn để nhớ đến ôn mi nữa đó, và ăn để tạ ơn làng”.

Ngày nay, cuộc sống vật chất của người dân làng tôi tuy đã đủ đầy, no ấm, không còn cảnh “gạo tháng giêng, tiền tháng chạp”, đám tang của ông bà, cha mẹ, người thân được con cháu tổ chức khá chu đáo, cảnh con cháu đoàn tụ ăn uống sum vầy. Cho dù gánh gạo của làng đi điếu có thể được một số người sử dụng vào mục đích khác, nhưng hình ảnh “lon gạo đám” vẫn còn hiện hữu, duy trì mãi mãi như “luật bất thành văn”.

Võ Văn Dần

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Son sắt nghĩa tình Việt - Lào

Những ngày đi tìm đồng đội trên đất bạn Lào, hàng trăm câu chuyện xúc động đã được cán bộ, nhân viên Đội quy tập 192, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh ghi nhớ mãi.

Son sắt nghĩa tình Việt - Lào
Nghĩa tình đồng bào trong cơn bão dữ

Trong những ngày gần đây, khi cơn bão mang tên Yagi dữ dội đổ bộ vào miền Bắc, kéo theo những ngày sau đó là một loạt các thiên tai phía sau cơn bão dữ dội gây ra như sạt lở đất ở Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng… gây ra bao thiệt hại nghiêm trọng về người và của, tình người lại một lần nữa sáng rực giữa những cơn hoạn nạn.

Nghĩa tình đồng bào trong cơn bão dữ
Khánh thành công trình thanh niên "Ánh sáng tri ân"

Sáng 27/7, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) thông tin, Đoàn viên thanh niên PC TTH, Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Huyện đoàn Phú Vang vừa phối hợp khánh thành công trình thanh niên "Ánh sáng tri ân” tại đường vào Nghĩa trang liệt sĩ huyện Phú Vang.

Khánh thành công trình thanh niên Ánh sáng tri ân
Tháng 7 tri ân và nghĩa tình

“Chủ động và trách nhiệm” luôn là phương châm của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong công tác hậu phương quân đội. Từ đó, đã cụ thể hóa bằng những việc làm ý nghĩa, thiết thực và góp phần động viên các gia đình chính sách vượt qua mất mát, ổn định cuộc sống.

Tháng 7 tri ân và nghĩa tình
Hòa mình vào lễ hội vật truyền thống dân gian giàu tính văn hóa

Ngày 19/2 (tức mùng 10 Tết Giáp Thìn), Hội vật truyền thống làng Sình, xã Phú Mậu, TP.Huế chính thức khai hội thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ. Đến với hội vật làng Sình, người dân và du khách được hòa mình vào lễ hội dân gian giàu tính văn hóa.

Hòa mình vào lễ hội vật truyền thống dân gian giàu tính văn hóa
Return to top