ClockThứ Ba, 03/02/2015 15:09

Đổi thay là điều đã thấy

TTH - Lần trở lại với Quảng Điền này, ấn tượng của tôi không chỉ là đường Nguyễn Chí Thanh được mở rộng nối với Khu nhà lưu niệm Đại tướng hay con đường thênh thang ngang qua Trung tâm thương mại, mà còn là những con hẻm nhỏ nằm khuất sau thị trấn và cả những ngôi nhà dù chưa được quét vôi chờ đón năm mới nhưng đã được gắn số, đặt tên.

Đường Nguyễn Chí Thanh góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Quảng Điền phát triển

 

Nhà có số, phố có tên

Không riêng Quảng Điền, nhiều đô thị khác cũng có đường phố được đặt tên, gắn số, như Thuận An, Phú Lộc, Phú Vang... Cùng với hai thị xã Hương Thủy, Hương Trà, các thị trấn, thị tứ, đô thị mới đã được quy hoạch, kết nối để cùng với đô thị trung tâm TP Huế thúc đẩy đô thị Thừa Thiên Huế phát triển, nhằm từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương.
Nhà mệ Phan Thị Út nằm cuối thôn Uất Mậu, dù thế vẫn không quá khó tìm bởi đã được gắn số, sau khi con đường ngang qua trước mặt nhà mệ đã đặt tên. Trong cái nắng hanh vàng, mệ Út vừa tranh thủ giặt chăn màn, vừa phơi hai mâm đu đủ  làm dưa món. “Tết năm ni con cháu ở xa tới thăm nhà không còn lẫn lộn như trước nữa. Cứ theo số nhà, tên đường mà tới”, mệ Út phấn khởi nói về sự đổi thay của Quảng Điền. Theo mệ Út, gần cả đời người gắn bó với mảnh đất anh hùng, sự thay da đổi thịt của Quảng Điền không chỉ dừng lại ở những con phố được mở rộng, những dãy nhà cao lên mà ở cả những dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với điện, nước, trường, trạm, thì việc gắn số, tên đường còn mang ý nghĩa đó.
Thế nên, thay vì chỉ được phân bổ kinh phí để đặt tên 23 tuyến đường trên địa bàn thị trấn, chính quyền nơi đây còn linh động trích kinh phí để gắn số cho tất cả các nhà dân trên những con đường đã được đặt tên để hoàn thiện thêm hạ tầng của đô thị. Công việc này đã được gấp rút triển khai từ cuối năm ngoái và đầu năm nay, nhà dân đã có số. Điều đó, như là món quà của chính quyền gửi tặng người dân trong dịp Tết Ất Mùi này.
Cùng với đó, Nhà Văn hóa trung tâm cũng được đẩy nhanh tiến độ. 70 con người làm việc liên tục kể cả ngày nghỉ, lễ, nhờ thế đã cơ bản hình thành vóc dáng bên ngoài. Với công trình này, huyện Quảng Điền dành để chào đón Đại hội Đảng bộ huyện và đại hội Đảng các cấp vào đầu quý II năm nay. Khi đó, cùng với Trung tâm Thương mại huyện, Nhà Văn hóa trung tâm, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị... sẽ kết nối cùng cụm công nghiệp Bắc An Gia tạo thành một vệt dài phát triển, đưa Quảng Điền vươn ra xa hơn, cùng với các đô thị vệ tinh, động lực, thúc đẩy đô thị Thừa Thiên Huế phát triển.
Kết nối cùng phát triển
Từ sau khi không còn được phân công theo dõi, phụ trách tuyên truyền địa bàn huyện Quảng Điền, tôi ít có dịp về huyện công tác. Trở lại lần này, tôi thật sự ngạc nhiên trước sự thay đổi của vùng đất vốn chịu nhiều ảnh hưởng của mưa lũ này.

Nhiều đường mới được đầu tư, nâng cấp

 
Con đường ngang qua trung tâm thị trấn nhộn nhịp với đủ các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân. Từ hoa tươi đến các loại bánh ngọt, cửa hàng phân phối xe máy, điện máy, điện dân dụng..., đều đầy đủ. Người dân khi có nhu cầu không phải ngược xe lên Huế như trước đây. Thậm chí ở nhà cũng được mang mang hoa, quà tới tận nơi, chỉ cần một cuộc điện thoại. Thế mới biết, Quảng Điền bây giờ nhiều dịch vụ không thua gì TP Huế.
Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền - Hồ Quang Minh bày tỏ, Quảng Điền dù vẫn còn khó khăn, nhưng cũng có thể tự hào là đã chuyển mình để phát triển. Từng bước chuyển có thể chậm, song đổi thay là điều có thể thấy. Như việc đầu tư phát triển cụm công nghiệp Bắc An Gia, Nhà thi đấu trung tâm, đường nối cầu Tứ Phú, mặt đường rộng 7m, lề đường 2m sẽ triển khai trong năm nay, kinh phí đã được cấp bước đầu hơn 7/22 tỷ đồng,... sẽ góp phần thay đổi hơn nữa Quảng Điền trong nay mai.
Và khi mong ước mở rộng nối liền đường Nguyễn Chí Thanh đoạn từ Khu nhà lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đến trung tâm huyện của người dân và chính quyền sở tại được thỏa, chắc chắn khoảng cách kể cả về địa lý lẫn giàu nghèo giữa Quảng Điền và các đô thị trung tâm khác sẽ không còn xa như trước. Người dân xã Quảng Thọ chắc sẽ còn tự hào hơn, khi con đường nối thông TP Huế với Quảng Điền không dừng lại ngang quê hương Đại tướng, mà được nối dài ra đến trung tâm huyện, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giao thương thuận lợi và gắn kết Quảng Điền với Huế và các vùng khác.
Tâm Huệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top