ClockThứ Tư, 15/10/2014 07:30

Đổi thay ở đầu nguồn sông Truồi

TTH - Xã Lộc Hòa, nằm ở phía tây huyện Phú Lộc, được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 80 do người dân xứ Truồi (nay là hai xã Lộc Điền và Lộc An) lên định cư lập nghiệp. Lộc Hòa giờ không còn nghèo như trước.

Vườn ươm đáp ứng cây giống cho người dân phát triển trồng rừng kinh tế

Thu nhập ổn định

Anh Đào Công Nông, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Hòa cho hay, Lộc Hoà được thành lập năm 1986. Trước đó, nơi đây được gọi là vùng Kinh tế mới Khe Dài của huyện Phú Lộc với khoảng hơn 200 hộ dân ở Truồi (gồm Lộc An và Lộc Điền) tình nguyện lên xây dựng cuộc sống mới sau ngày đất nước thống nhất. Từ vùng đất hoang sơ hiu quạnh, những năm đầu thập niên 90, cuộc sống người dân bắt đầu khá lên nhờ sự quan tâm hỗ trợ nhiều chương trình, dự án cho các xã miền núi. Hiện, các công trình dân sinh đã hình thành trên địa bàn, như 100% các tuyến giao thông chính liên thôn được bê tông hoá; trạm xá, trường học cấp 1, cấp 2 được xây dựng; gần 100% số hộ dùng điện thắp sáng và nước sạch sinh hoạt. Bà con tiếp cận phương thức làm ăn mới, như lập vườn, phát triển cây rừng, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng rừng, trồng lúa... mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Cùng với phát triển kinh tế, người dân Lộc Hoà vươn lên chăm lo xây dựng đời sống văn hoá tinh thần. Xã đã có nhiều thôn, làng được huyện, tỉnh công nhận đạt chuẩn văn hoá, địa phương không còn thiếu trường thiếu lớp như trước. Số lượng học sinh các cấp từ mẫu giáo đến cấp THCS đều ổn định; hàng năm thi đỗ tốt nghiệp đạt gần 100%; nhiều em đỗ vào các trường cao đẳng, đại học.
Phát triển kinh tế rừng
Lộc Hòa đã được xây dựng cầu Khe Dài vào năm 2011, tạo sự kết nối với các xã Lộc An, Lộc Điền. Những tuyến đường nối đến khu vực bến đò đến Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã bắt đầu định hình kinh doanh hàng quán, dịch vụ thương mại.
Anh Nguyễn Hiểu, Chủ tịch UBND xã Lộc Hòa cho rằng, hướng phát triển trọng tâm của Lộc Hòa là kinh tế rừng và vườn. Hiện trên địa bàn có 2.494 ha đất lâm nghiệp; phần lớn được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý sử dụng; trong đó, số diện tích người dân địa phương chưa đến 1 nghìn ha. Nhiều diện tích đất trước đây được bà con khai hoang làm vườn nhưng sản xuất kém hiệu quả nên đang dần được chuyển thành đất trồng rừng kinh tế.
Từ năm 2001, rừng bắt đầu cho người dân Lộc Hòa nguồn thu đáng kể về kinh tế. Với sự hỗ trợ từ Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3), bà con được tiếp cận các nguồn vốn lãi suất thấp, được chuyển giao kỹ thuật chăm sóc rừng. Mới đây, Lộc Hòa xây dựng vườn ươm giống rộng 2.500m2, gồm dàn mái, hệ thống tưới, bể chứa, cung cấp bình quân khoảng 40 vạn cây giống/năm. Đến nay Lộc Hòa có gần 60% hộ gia đình có đất rừng, số nhiều đã sở hữu từ 10- 20 ha, số ít cũng có 0,5ha. Có rừng, bà con không chỉ trồng gỗ nguyên liệu mà còn kết hợp phát triển thêm kinh tế trang trại. Điển hình như trang trại anh Nguyễn Thanh Bình và anh Trần Viết Trọng ở thôn 4, hiện có hàng chục ha rừng, cùng với chăn nuôi bò, cá nước ngọt, thu lợi hàng tỷ đồng mỗi năm. Nhờ mô hình phát triển kinh tế rừng, người dân Lộc Hòa giải quyết được lao động nhàn rỗi quanh năm. Mùa mưa thì chăm sóc, bón phân, mùa nắng thì phát quang, nhổ cỏ. Trung bình thu nhập của lao động từ 3- 4 triệu đồng/tháng.
Lộc Hòa đang tuyên truyền vận động người dân tiếp tục phát triển trang trại theo mô hình VAC. Điển hình như hộ gia đình ông Nguyễn Lễ ở thôn 8, ông Hoàng Phú thôn 7, mạnh dạn đầu tư làm vườn trồng tiêu, cam, chanh, nuôi trâu bò, lợn gà và đào ao thả cá. Bình quân doanh thu mỗi năm đạt trên dưới 100 triệu đồng.
Minh Văn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn khuyến nông

Dù có những lúc thăng trầm, nhưng đến thời điểm này ngành nông nghiệp tỉnh đã có bước chuyển mình đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự chuyển biến chung đó phải kể đến dấu ấn quan trọng của hoạt động khuyến nông.

Dấu ấn khuyến nông
Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển

Những năm gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các HTX. Trong đó, hoạt động ký kết thi đua do Liên minh HTX phát động là động lực giúp các HTX nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần để HTX phát triển bền vững.

Tạo động lực thúc đẩy hợp tác xã phát triển
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

TIN MỚI

Return to top