ClockThứ Ba, 17/03/2015 16:58

Đổi thay trên vùng đất anh hùng

TTH - Sinh ra ở vùng đất anh hùng trong kháng chiến, những người con ở 5 xã khu III (Phú Lộc) luôn nhớ ơn thế hệ đi trước. Họ đồng lòng, quyết chí xây dựng quê hương mang lại những đổi thay lớn như ngày hôm nay.

Chợ mới Vinh Hiền khang trang

 

Khang trang

Vinh Giang là địa phương nơi được gọi là cái nôi cách mạng của 5 xã khu III (Phú Lộc), cũng là địa phương đầu tiên của vùng đất này được công nhận xã Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân từ rất sớm (1995). Mời chúng tôi xem qua cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Vinh Giang dày đến hàng trăm trang vừa mới hoàn thành, bà Lê Thị Én, Bí thư Đảng ủy xã Vinh Giang tâm sự, tiếp bước cha anh đi trước, những thế hệ con em trong xã bây giờ đang thi đua làm kinh tế để xây dựng quê hương. Vinh Giang và 4 xã còn lại ở khu III đang đổi thay từng ngày.
Đi thăm 5 xã khu III, điều dễ nhận thấy là cơ sở hạ tầng hầu như được bê tông hóa đến tận các thôn xóm. Nguồn lực các xã hạn chế, nhưng chính sự đồng lòng của người dân làm cho từng con đường trở nên sạch đẹp. Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Vinh Hưng phấn khởi: “Tết vừa qua, người dân hết sức vui mừng vì không còn con đường lầy lội nữa. Năm 2014, xã làm được 4km đường theo cơ chế đặc thù, trong đó dân đóng góp đến 1,4 tỷ đồng. Dân làm ăn khấm khá, đời sống được nâng cao, bộ mặt của xã cũng thay đổi đáng kể”.
Điểm đáng mừng là nhiều xã ở khu III, như Vinh Hiền, Vinh Hải, Vinh Hưng đã có điện đường phục vụ việc đi lại, sinh hoạt của người dân ban đêm, đảm bảo an toàn giao thông. Nhiều địa phương, người dân tự bỏ tiền ra làm cột đèn, dây điện thắp sáng đến từng ngõ xóm. Họ còn tạo ra quỹ để duy tu, bảo dưỡng và tự trả phí điện mà không cần xin nguồn ngân sách xã. “Ở đây, dân tự đấu nối điện, tự quản lý. Ý thức xây dựng quê hương của họ rất cao nên bộ mặt nông thôn, hạ tầng phát triển”. Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền, nhận định.
Nhờ làm ăn có hiệu quả, những ngôi nhà tạm bợ trước đây được “thay áo” mới. Nhiều địa phương, người dân còn sắm ô tô làm phương tiện đi lại.
Xem báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, chúng tôi nhận thấy, mỗi xã đều chọn cho mình một hướng đi hợp lí để phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống cho người dân. Thông qua lợi thế về vùng đất biển, đầm phá gắn với những nỗ lực chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều nơi đã phát triển thế mạnh du lịch, thương mại, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp với các chỉ số kinh tế đều hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu.
Đổi mới suy nghĩ
Tìm đến một vài trường học, trạm y tế, bên cạnh hình thức xây dựng khang trang, chất lượng học tập và khám chữa bệnh tiến bộ thì “tư duy cũ” của người dân cũng được thay mới. Nhờ các mô hình khuyến học thôn xóm và dòng họ, từng cặp vợ chồng ở các xã khu III dành thời gian nhiều hơn để ý đến việc học của con cái, qua đó việc phối hợp liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh trở nên thuận tiện, không còn cảnh phụ huynh đi làm ngày đêm, phó mặc con em mình cho nhà trường tự lo liệu mọi thứ. Được biết, nhờ những chính sách tuyên truyền có hiệu quả, đến nay người dân đã quan tâm và hiểu biết hơn về hoạt động tự chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tốt việc đưa con đi tiêm chủng đúng thời gian thông báo, điều này đã làm giảm gánh nặng cho đội ngũ cán bộ y tế trạm. “Trước đây, phải đến tận từng nhà để tuyên truyền. Bây giờ ý thức người dân cao, như việc tiêm chủng, chỉ cần phát giấy mời là họ đi đầy đủ, thuận lợi hơn trước nhiều”, chị Đoàn Thị Bảy, Trưởng trạm y tế xã Vinh Hải tâm sự. Cũng nhờ thay đổi nhận thức, quan niệm về việc hiến máu nhân đạo, xã Vinh Hải trở thành một trong những địa phương vượt mức chỉ tiêu hiến máu theo kế hoạch (đạt 253% kế hoạch).
Ông Nguyễn Minh, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Phú Lộc cho biết, trong kháng chiến, các xã khu III là vùng căn cứ cách mạng, địa hình chia cắt, đời sống kinh tế tự cung, tự cấp hết sức khó khăn. Nhờ sự cố gắng không ngừng của chính quyền và người dân các xã, giờ đây đời sống nhân dân được nâng cao, hộ giàu ngày càng tăng, phát triển nhiều mô hình kinh tế và nghề truyền thống. “Người dân ở các xã khu III biết kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa: trùng tu các di tích văn hóa, tổ chức các lễ hội, phát triển truyền thống hiếu học, trọng tài năng. Nhân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, một số địa phương thực hiện tốt phong trào không rải vàng mã khi đưa tang và nhân rộng ra trong vùng”, ông Minh kể.
LÊ HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top