ClockThứ Hai, 18/01/2021 14:16

Đối thoại học đường, mô hình cần nhân rộng

TTH - Tổ chức “Đối thoại học đường” là hướng mở tích cực để nhà trường, thầy cô giáo, học sinh, phụ huynh học sinh cùng chung sức vun đắp tinh thần dân chủ học đường.

Hỗ trợ cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng của Trường ĐH Y - DượcTuyên dương danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" và "Học sinh 3 rèn luyện" cấp tỉnhNhững sinh viên năng động

Buổi đối thoại có đại diện lãnh đạo trường và cha mẹ học sinh để lắng nghe những chia sẻ của các em

Trường THPT Hai Bà Trưng là một trong những trường trên địa bàn tỉnh sớm áp dụng mô hình này và đã tổ chức thành công “Đối thoại học đường vì một môi trường học đường hạnh phúc”. Năm nay là năm thứ hai nhà trường tổ chức đối thoại với sự tham gia của ban giám hiệu, các đoàn thể, giáo viên, học sinh, nhà tài trợ và phụ huynh học sinh. Với phương châm lắng nghe, thấu hiểu, “nói và làm”, diễn đàn đã tạo ra một không khí đối thoại sôi nổi, thân thiện, tích cực có tính giáo dục cao.

Sau buổi đối thoại, nhiều học sinh chia sẻ: “Qua buổi đối thoại “Vì một môi trường học đường hạnh phúc” chúng em đã có dịp nói lên những tâm tư, nguyện vọng, ý nghĩ của bản thân cũng như tập thể đến với thầy cô giáo. Em chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức buổi đối thoại, nó rất có ý nghĩa đối với chúng em”; “Chúng em rất vui khi được tham gia đối thoại. Qua buổi đối thoại chúng em được trực tiếp trình bày ý kiến, nguyện vọng của bản thân. Sau đối thoại em nhận thấy nhà trường đã đáp ứng nhiều nguyện vọng của chúng em. Chúng em rất cảm ơn!”. Đây quả là những dòng suy nghĩ, những tình cảm rất chân thành và đáng trân quý của các em học sinh dành cho nhà trường, nó có hiệu ứng rất lớn khi gắn kết tình cảm, trách nhiệm của nhà trường đối với học sinh.

“Đối thoại học đường” là một trong những hoạt động thiết thực để lãnh đạo nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh có cơ hội gần gũi, gắn bó với nhau. Đây cũng là một trong những yêu cầu mới góp phần hình thành trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường học hạnh phúc.

Tại diễn đàn này, điều quan trọng nhất là tạo cho các em học sinh có cơ hội để nói lên suy nghĩ, thực hiện “quyền được tham gia”, “quyền được bày tỏ ý kiến”, được chia sẻ, được quan tâm, được thấu cảm, được tôn trọng... Qua buổi đối thoại, học sinh sẽ chỉ ra những tồn tại trong công tác dạy và học mà chính các em là người cảm nhận rõ nhất đồng thời đưa ra những đề xuất, hướng giải quyết cho nhà trường phù hợp với nguyện vọng của các em… Việc lắng nghe trực tiếp ý kiến từ học sinh sẽ mang đến cho lãnh đạo nhà trường, thầy cô không chỉ những bài học thực tiễn mà còn giúp họ có cái nhìn cụ thể, kinh nghiệm để làm tốt hơn công tác quản lý và giáo dục của mình.

Học sinh trao đổi những vấn đề cần quan tâm trong học tập

Tại buổi đối thoại, một thành phần khách mời cần phải có đó là Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường để qua buổi đối thoại phụ huynh học sinh có thể nắm bắt được suy nghĩ, mong muốn của con em mình, từ đó phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục con em có hiệu quả, để các cháu thực sự hạnh phúc trong ngôi nhà thứ hai của mình.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là một chương trình lớn nhằm hướng tới cải thiện môi trường giáo dục theo hướng tích cực, chuẩn hóa. Thực tế cho thấy, học sinh ở các cấp học đều có tâm tư, nỗi niềm riêng, nhất là áp lực từ việc học tập, thi cử, phương pháp giảng dạy, giáo dục cũng như sự công tâm của thầy cô… Nếu không được đối thoại, được lắng nghe, sẻ chia kịp thời thì học sinh sẽ bị ức chế, phản đối ngầm, nhiều khi dẫn đến phát sinh suy nghĩ tiêu cực.

Qua các hoạt động đối thoại, trao đổi, chuyện trò với học sinh, tổ chức các diễn đàn để các em được trực tiếp nói lên suy nghĩ thật của mình, nhà trường sẽ nắm bắt được tâm tư, tình cảm, diễn biến của học sinh để có sự thay đổi và định hướng, giáo dục phù hợp.

Không khí dân chủ trường học chỉ thực sự có khi mối quan hệ thầy trò, đồng nghiệp được cải thiện tích cực. Do vậy, chúng ta cần phải tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, biết lắng nghe, biết quan tâm và chia sẻ trong mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa trò và trò. Thay vì áp đặt, chúng ta nên để các em học sinh được nói, được làm, tự giác thực hiện theo những mong muốn của các em và có sự định hướng của thầy cô... các em cũng có quyền tham gia trao đổi, bàn bạc với nhà trường, đề xuất ý kiến cho nhà trường về những vấn đề liên quan đến công tác dạy và học, bởi các em mới chính là người thụ hưởng đồng thời là chủ nhân thực sự của trường học.

Ngành giáo dục Thừa Thiên Huế đang đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc. Để biến “giấc mơ” trường học thành trường học hạnh phúc đòi hỏi lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo, học sinh... phải nỗ lực toàn diện, sáng tạo, tìm tòi những hướng đi phù hợp, hiệu quả.

“Đối thoại học đường” là một việc làm thiết thực hưởng ứng phong trào chung đó. Qua những kết quả đạt được, chúng tôi cho rằng: “Đối thoại học đường” là một mô hình mang tính dân chủ và tính giáo dục sâu rộng. Những tiếng nói từ diễn đàn này sẽ lan tỏa đến từng giáo viên, học sinh... khơi gợi sự cởi mở, hòa đồng, sự sẻ chia trong mối quan hệ giữa thầy trò, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Bài, ảnh: Nguyễn Thị Hoa Phượng 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế

Các cấp Hội Nông dân (HND) trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh hoạt động hướng dẫn và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế thông qua việc phối hợp tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân (HVND) tham gia các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi liên kết nhằm nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình kinh tế
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

TIN MỚI

Return to top