ClockThứ Sáu, 03/08/2018 08:39

Đôi vợ chồng già cần được giúp đỡ

TTH - Cách đây 40 năm, ông Ngô Chiến và bà Phan Thị Hường kết hôn, như bao đôi vợ chồng trẻ khác ở miền quê nghèo tại làng Trạch Hữu, xã Phong Thu, huyện Phong Điền, dù không có tài sản thừa kế nhưng họ tự tin vào sức trẻ để bắt đầu xây dựng một gia đình. Nhưng cứ tai họa này rồi tai họa khác đến với họ, để giờ đây, đều đã ngoài tuổi 70 mà gánh nặng bệnh tật đang từng ngày đè nặng lên cuộc sống hai vợ chồng già.

Hoàn cảnh đáng thương của một học sinh lớp 4Cô học trò nghèo rất cần sự giúp đỡ

Vợ chồng ông Chiến, bà Hường trong ngôi nhà tạm bợ

Họ không có con, vợ chồng quanh năm lam lũ với ruộng đồng chỉ đủ ăn nên không dám chạy chữa mà đành chấp nhận. Năm 1988, ông Chiến mới 43 tuổi, sau một trận ốm nặng thì mù cả 2 mắt, bà Hường từ đó một mình nuôi chồng, cuộc sống vốn khó khăn lại càng khó khăn. Mọi hy vọng cứ tắt dần khiến sức khỏe bà suy sụp nhanh, cơ thể ngày càng ốm yếu. Không phó thác cuộc đời cho số phận, ông Chiến mò mẫm chẻ tre đan rổ rá với hy vọng vừa phụ vợ được chút nào hay chút đó, vừa giúp bà lấy lại tinh thần.

Năm 1995, ông tham gia làm tăm tre ở Hội Người mù huyện Phong Điền. Mức thu nhập 300.000 đồng/tháng tưởng là quá nhỏ với mọi người, nhưng với ông bà thì số tiền đó phần nào bảo đảm đủ gạo ăn nhiều ngày trong tháng, nhất là khi căn bệnh thần kinh tọa hành hạ tuổi già khiến bà Hường không còn đủ sức làm ruộng. Mấy năm qua, bà nhận làm hương cho hội người mù huyện, rảnh rỗi lại ra ruộng hái rau bán ...

Đầu năm 2017, ông Chiến đi khám bệnh vì thấy trong người không khỏe, kết quả cho biết ông đã bị ung thư phổi giai đoạn nặng, bác sĩ chỉ định hướng điều trị có thể giúp ông duy trì sự sống là truyền hóa chất. Mọi chi phí thuốc men tuy đã được bảo hiểm thanh toán, nhưng những chi phí không tên như tiền ăn uống bồi dưỡng, xe cộ... từ nhà đến bệnh viện tằn tiện lắm mỗi đợt cũng mất vài triệu đồng. Mỗi lần hóa trị cách nhau từ 17 đến 18 ngày, đến nay, ông Chiến đã trải qua 11 lần hóa trị. Bà Hường nghẹn ngào: “Có mấy đợt tui đưa ôn vô điều trị được các đoàn thiện nguyện đến phát thức ăn nên lần mô tui cũng ngong ngóng mong gặp được họ, đỡ được đồng mô hay đồng đó”.

Từ khi phát hiện bệnh đến nay, ông Chiến có nhận hỗ trợ từ UBND xã Phong Thu 1 triệu đồng, bà con ở xóm nghèo có lòng hảo tâm cũng biếu ông lon sữa, ít trái cây. Để giúp ông Chiến vượt qua bệnh tật, rất mong được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Bà Phan Thị Hường, làng Trạch Hữu, xã Phong Thu, huyện Phong Điền. Hoặc Báo Thừa Thiên Huế: 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế, điện thoại: 0914078282.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai

Chiều 28/3, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế tiến hành phẫu thuật cho nhóm bệnh nhi Gia Lai. Đây là các trường hợp được Quỹ Friedens Kinder (Đức) tài trợ chi phí mổ.

Phẫu thuật tim miễn phí cho 13 trẻ em Gia Lai
Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn
Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn

Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vừa có thông báo về việc tăng học phí mới. Sau khi mức học phí được công bố, nhiều sinh viên tỏ ra bất ngờ vì cho rằng mức tăng quá cao và quá đột ngột.

Nhà trường sẽ hỗ trợ tối đa sinh viên gặp khó khăn

TIN MỚI

Return to top