ClockThứ Ba, 13/11/2018 13:30

Đón chờ Liên hoan phim châu Âu tại Huế

TTH - Sau lần đầu tiên tổ chức thành công với sự đón nhận hồ hởi của khán giả Huế, Liên hoan phim châu Âu 2018 đã quyết định trở lại vùng đất Cố đô để tiếp tục kể cho người xem những câu chuyện lay động bằng điện ảnh.

Trình chiếu 13 phim liên hoan phim châu Âu tại HuếKhai mạc Liên hoan Phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8

 “Khu vườn mùa hè” - bộ phim đến từ Đức từng đoạt hai giải thưởng tại Liên hoan phim Munich 2017

Chủ đề của liên hoan phim năm nay là “Gia đình”, những nhà làm phim chuyên nghiệp sẽ thể hiện di sản điện ảnh phong phú, văn hóa đa dạng và sự sáng tạo đương đại với khía cạnh, câu chuyện khác nhau trong cuộc sống gia đình của người dân châu Âu. Chủ đề tuy thân thuộc nhưng cũng khá thách thức để tiếp cận và khai thác những góc nhìn mới.

Từ con người đến cuộc sống

Liên hoan phim lần này sẽ diễn ra liên tục trong vòng 10 ngày từ ngày 17 đến 26/11 tại rạp Đông Ba (178 Trần Hưng Đạo, TP. Huế) hứa hẹn sẽ gửi đến người xem nhiều “món ngon” cùng với những thú vị, bất ngờ. Liên hoan trình chiếu 13 bộ phim đến từ các nước như Bỉ, Đan Mạch, Đức, Ireland, Pháp… từng đạt nhiều giải thưởng, đề cử danh giá.

Ở đó khán giả Huế sẽ gặp được “Khu vườn mùa hè” do nhà làm phim Sonja Maria Kröner, người Đức làm đạo diễn. Bộ phim từng đoạt hai giải thưởng tại Liên hoan phim Munich 2017 trong hạng mục phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất. Bối cảnh phim từ những năm 70 thế kỷ trước cùng với sự xuất hiện của các hình thức truyền thông mới.

Đem đến liên hoan phim lần này, đạo diễn người Ireland Tomm Moore đưa đến người yêu thích điện ảnh bộ phim có tựa đề “Bản hòa ca của biển”. Phim kể về câu chuyện của cậu bé Ben và cô em gái bé bỏng Saoirse của cậu – cũng là đứa con cuối cùng của Hải Cẩu – người đã trải qua một chuyến phiêu lưu tuyệt vời, đi xuyên qua một thế giới huyền thoại thần bí cổ xưa bị lãng quên để tìm cách trở về ngôi nhà bên bờ biển. Bộ phim được xây dựng dựa trên truyền thuyết về những “Selkies” trong kho tàng dân gian của Ireland. Họ là những sinh vật thần thoại, khi trút bỏ bộ da hải cẩu sẽ trở thành những con người tuyệt đẹp.

 “Hạnh phúc 140” do Director làm đạo diễn (Tây Ban Nha) cũng là bộ phim được trông chờ lần này.

Tạo cầu nối Âu – Việt

Phát vé, mở cửa miễn phí

Vé được phát miễn phí cho người yêu điện ảnh tại rạp Đông Ba và Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh (25 Hai Bà Trưng, TP. Huế) từ ngày 14/11. Kể từ lần đầu tiên ra mắt công chúng vào năm 2000, Liên hoan phim châu Âu đến nay đã trở thành một sự kiện văn hoá thường niên nổi bật được mong đợi tại Việt Nam.

Diệu Trâm, một bạn trẻ Huế nói rằng, khi nghe tin liên hoan phim được tổ chức tại Huế đã rất vui sướng bởi không chỉ được xem miễn phí mà được lắng đọng trong những khoảnh khắc, học hỏi ở đó những câu chuyện với nhiều cảm xúc khác nhau. “Thường những bộ phim này chỉ chiếu ở các liên hoan phim nên chỉ ở những dịp như thế này mình mới được xem. Qua những bộ phim đó, mình hiểu thêm văn hóa, con người của các nước thuộc Liên minh châu Âu, giúp mở rộng vốn kiến thức không chỉ phim ảnh mà nhiều vấn đề liên quan khác”, Diệu Trâm chia sẻ.

Theo ban tổ chức Liên hoan phim châu Âu, 13 bộ phim được trình chiếu lần này đạt các giải thưởng quốc tế danh giá dành cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau, từ trẻ em, thanh thiếu niên đến người lớn. Đây là cơ hội hiếm có để khán giả Việt Nam được thưởng thức những bộ phim châu Âu được đánh giá cao và chưa từng được công chiếu ở các rạp chiếu phim thương mại. Mỗi phim được chiếu một lần, các phim nói tiếng bản ngữ và có phụ đề tiếng Việt lẫn Anh.

Đại sứ Bruno Angelet-  Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết, rất tự hào khi được giới thiệu tới bạn bè Việt Nam nói chung và Huế nói riêng di sản quý báu đó chính là nền điện ảnh châu Âu. Theo Đại sứ Bruno Angelet, với chủ đề “Gia đình”, liên hoan phim hướng tới giá trị cốt lõi trong cuộc đời mỗi con người và xã hội. “Chúng tôi mang đến những hình ảnh về con người, văn hóa và lối sống châu Âu như là một cầu nối văn hóa đưa chúng tôi tới gần người dân Việt Nam hơn, từ đó đóng góp cho sự hợp tác lớn mạnh hơn nữa giữa hai bên”, Đại sứ Bruno Angelet chia sẻ.

PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top