ClockThứ Sáu, 02/04/2021 14:58

Đón cơ hội phục hồi, phát triển

TTH - Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội trong quý I/2021, Chính phủ chỉ rõ những nguyên nhân, động lực trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch COVID-19

Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế quý I/2021 ước tăng 4,48% (cùng kỳ tăng 3,68%); vốn đầu tư phát triển tăng khá, đạt 6,3%, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng; tổng vốn FDI cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 18,5%; kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 152,7 tỷ USD, tăng 24,1% (cùng kỳ tăng 5,9%); hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng có xu hướng phục hồi. Đó là những thông tin tích cực về tình hình phát triển triển kinh tế-xã hội của nước ta trong quý I/2021, được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3, diễn ra chiều 31/3 vừa qua.

Đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội trong quý I/2021, Chính phủ chỉ rõ những nguyên nhân, động lực trong phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đó là sự chỉ đạo điều hành chủ động quyết liệt, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp; sự đồng tình, hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của Nhân dân cả nước. Chúng ta làm tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc đặt hàng, nhập khẩu và tiêm vaccine đã được khẩn trương triển khai. Hoạt động xuất nhập khẩu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, tận dụng hiệu quả các Hiệp định FTA đã được ký kết. Trên cơ sở những kết quả đạt được thời gian qua, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao tăng trưởng và triển vọng của Việt Nam trong năm 2021…

Với Thừa Thiên Huế, số liệu thống kê quý I/2021 chưa thấy công bố chính thức, nhưng qua theo dõi thông tin có thể nhận thấy sự phát triển sôi động và có nhiều tín hiệu tích cực. Qua các buổi kiểm tra của lãnh đạo tỉnh tại các dự án, công trình trọng điểm thời gian gần đây cho thấy, các chủ đầu tư, nhà thầu đều tích cực đẩy nhanh thi công và lạc quan vào tiến độ công trình, cam kết hoàn thành đúng dự án theo kế hoạch. Khi dự án được đẩy mạnh thi công đồng nghĩa một lượng tiền lớn được “bơm” vào nền kinh tế. Qua đó không chỉ góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo việc làm cho xã hội mà còn được kỳ vọng tạo cú hích phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong những năm tới. Có thể kể đến các dự án lớn như cao tốc Cam Lộ-La Sơn, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, các dự án ở Chân Mây- Lăng Cô, Khu công nghiệp Phú Bài…

Riêng về du lịch, dịch vụ, tổng lượng khách đến Huế vừa được Sở Du lịch thông tin, tổng lượng khách đến Huế trong 3 tháng đầu năm (quý I) đạt 328,47 ngàn lượt, đạt 38,5% so với quý I năm 2020. Tổng doanh thu trong quý I của ngành du lịch là 382,8 tỷ đồng, chỉ đạt 18% so với cùng kỳ. Để đón đầu cơ hội, ngành đang triển khai đồng loạt các giải pháp kích cầu, nâng cao chất lượng trong phục vụ khách; đồng thời hợp tác với các điểm đến, các địa phương để nâng cao hiệu quả trong thu hút khách… Điều này được kỳ vọng lượng khách đến Huế sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong thời gian tới.

Tuy có những dấu hiệu phục hồi kinh tế, xã hội tích cực, nhưng rất nhiều thách thức đặt ra trong thời gian tới. Đặc biệt, với tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và độ mở ngày càng lớn của nền kinh tế nước ta, các biến động của thế giới sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Đơn giản chỉ một sự kiện tàu mắc cạn ở kênh đào Suez đã tác động đến giá dầu thế giới, chi phí vận chuyển và các doanh nghiệp Việt cũng không nằm ngoài tác động xấu này. Vì vậy, việc chủ động tăng cường nội lực, khả năng thích ứng trong trạng thái “bình thường mới” là việc cần thiết không chỉ ở tầm quốc gia, địa phương, ngành, lĩnh vực mà cả từng đơn vị, doanh nghiệp. Ngay cả người lao động cũng vậy, cần chuẩn bị tay nghề để đón cơ hội việc làm, bởi xu hướng, nhu cầu của các nhà tuyển dụng chuyển dịch nhắm đến lực lượng lao động có tay nghề.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Return to top