ClockThứ Ba, 01/02/2022 14:25

Đón những vị khách đầu tiên xông đất di sản

TTH.VN - Sáng Mùng 1 tết (1/2), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức đón những vị khách đầu tiên đến xông đất di sản Huế. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đến chúc mừng và tặng quà cho những vị khách đầu tiên đến tham quan Đại Nội.

Trải nghiệm tết HuếDâng tiến Hương Xuân các sản vật địa phươngKhám phá tết Huế với những điều khác biệtVề Huế “chơi” tếtGợi Tết xưa trong Hoàng cung

Trình diễn những giai điệu rộn ràng của mùa xuân

Sáng Mùng 1 tết, khá đông người dân và du khách đến Đại Nội tham quan và du xuân. Nhiều thanh niên nam nữ diện áo dài tết đến check-in và chụp ảnh, tạo không khí sôi động cho khu di sản trong dịp đầu năm. Tất cả mọi người đều thực hiện 5K để phòng chống dịch COVID-19.
 
Để phục vụ người dân và du khách, các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế biểu diễn chương trình nghệ thuật tại sân điện Thái Hòa với nhiều tiết mục đặc sắc. Trong đó, tiết mục múa “Ngũ hổ chúc xuân” vừa được Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế dàn dựng để chào đón Xuân Nhâm Dần 2022. Chương trình còn gửi đến khách tham quan những giai điệu rộn ràng của mùa xuân, như: Khúc giao mùa, Mùa xuân đầu tiên...

Sáng Mùng 2 và 3 Tết, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiếp tục trình diễn các chương trình nghệ thuật tại sân điện Thái Hòa phục vụ người dân và du khách đến tham quan.

Từ Mùng 1-3 Tết, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mở cửa phục vụ miễn phí tham quan tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô 

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa

Phương hướng phát triển lĩnh vực văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa của Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt chỉ rõ: Xây dựng hệ giá trị đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá Huế, con người Huế trên cơ sở gìn giữ, bảo tồn, tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống, đặc trưng, tiêu biểu về văn hoá, lịch sử, con người Huế.

Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Return to top