ClockThứ Tư, 03/03/2021 08:48

“Đồng cảm”, kỹ năng cần thiết trong học đường

TTH - Giải nhất về đề tài “Phát triển kỹ năng đồng cảm nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh THPT” cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2021 đã phản ảnh tình trạng thiếu kỹ năng trong xử lý của nhiều bạn trẻ khi đối mặt với những áp lực dẫn đến hệ lụy không tốt.

Mai Thị Diệu Huyền (phải), Nguyễn Trần Diễm Phúc (trái) và cô Nguyễn Thị Điệp tại cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật 2021

Ở Việt Nam hiện nay, rối loạn sức khỏe tâm thần đang là vấn đề báo động trong dân số, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên – lứa tuổi có nhiều biến đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý nhất. Theo kết quả khảo sát của Đặng Hoàng Minh và cộng sự vào năm 2013 trên 1.314 cha mẹ của trẻ từ 6 đến 16 tuổi và 591 trẻ vị thành niên từ 12 – 16 tuổi, tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần dao động từ 11,9% đến 13.2%; tỷ lệ trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm thần từ 10,7% đến 12,4%.

Xuất phát từ thực trạng đó, Mai Thị Diệu Huyền, học sinh lớp 12B4 và Nguyễn Trần Diễm Phúc, học sinh lớp 12B1 Trường THPT Cao Thắng thực hiện đề tài “Phát triển kỹ năng đồng cảm nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho học sinh THPT” với mục tiêu giúp cho các bạn giảm thiểu những rối loạn về sức khỏe tâm thần. Đề tài được hai bạn thực hiện với những khảo sát về hành vi và cảm xúc trên 100 học sinh khối lớp 10 Trường THPT Cao Thắng.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Điệp, giáo viên Trường THPT Cao Thắng, người hướng dẫn các em thực hiện đề tài, học sinh Trường THPT Cao Thắng có thực trạng sức khỏe tâm thần ở mức khá, tuy nhiên nhiều bạn còn có những khó khăn như: sợ hãi, nhiều lo lắng, hay giận dữ, mất tập trung… Do đó, việc phát triển kỹ năng đồng cảm trong môi trường học đường là một điều cần thiết để giúp các em phát triển hơn khả năng quản lý cảm xúc và hành vi của bản thân.

Kỹ năng đồng cảm có mối tương quan với sức khỏe tâm thần. Nghĩa là, khi học sinh có sự đồng cảm cảm xúc nhiều thì các bạn dễ bị rối loạn hành vi và cảm xúc. Hơn nữa, các em rất dễ lây lan cảm xúc từ người khác, nhưng lại chưa đủ khả năng quản lý cảm xúc. Do đó, ở lứa tuổi học sinh THPT cần phát triển từ góc độ đồng cảm nhận thức để giảm thiểu những rối loạn tâm thần.

Diệu Huyền chia sẻ, do đối tượng thực hiện các chuyên đề về đồng cảm là các bạn học sinh khối 10 nên chúng  em gặp những khó khăn nhất định. “Các bạn mới chỉ bước chân vào môi trường THPT nên còn rụt rè và ngại chia sẻ. Vì thế, trong suốt 4 tháng thực hiện đề tài, chúng em phải từng bước gây dựng lòng tin và tạo cho các bạn môi trường mà các bạn cảm thấy an toàn để có thể chia sẻ câu chuyện của mình”. Diệu Huyền cũng cho hay, sau khi thực hiện xong các chuyên đề về đồng cảm, các bạn học sinh lớp 10 cũng trở nên tích cực hơn trong các mối quan hệ xã hội, kiểm soát cảm xúc của bản thân tốt hơn đồng thời giảm đi những cảm giác lo lắng và sợ hãi hơn trước.

“Quá trình thực hiện đề tài, có thể thấy kỹ năng “đồng cảm” giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe tâm thần cho học sinh. Em hy vọng trong tương lai, những kiến thức về sức khỏe tâm thần sẽ được chú trọng hơn nữa trong môi trường học đường. Các trường cũng có thể thành lập các CLB, tổ chức các buổi giao lưu để phát triển kỹ năng sống cho học sinh, bởi lẽ đó không chỉ là những sân chơi bổ ích, đầy tính nhân văn mà còn là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe tâm lý học đường”. Diễm Phúc chia sẻ.

Bài, ảnh: ĐĂNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trải nghiệm thực tế, hoàn thiện kỹ năng

Giữa thời buổi công nghệ phát triển, việc tách con khỏi các thiết bị điện tử là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Do vậy, thu xếp thời gian và công việc để đưa con đến trải nghiệm thực tế tại các không gian mỹ thuật là việc được nhiều cha mẹ quan tâm.

Trải nghiệm thực tế, hoàn thiện kỹ năng
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Xuân trong vườn Huế

Người ta hay nói Huế như một khu vườn xanh lá trữ tình. Khi mùa xuân đến, cả không gian vườn Huế thơm dịu dàng hương hoa thoảng bay. Bấy giờ, hoa không chỉ là hoa, hoa còn là ánh bình minh xán lạn đầu ngày, hoa ẩn trong cánh én tin xuân, hoa cưỡi trên cánh bướm khoe hương, khoe sắc, hoa cất lời hòa tiếng chim trong trẻo trên cành… Những cung bậc hoa xuân ấy, nếu tinh tế lắng nghe, sẽ nhận ra có những vang động khác nhau từ các kiểu thức vườn…

Xuân trong vườn Huế
Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản

Với sự hỗ trợ và kết nối của UNESCO, 15 chính phủ, 50 tổ chức phi chính phủ và hơn 10 tổ chức quốc tế đã triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu bảo tồn di sản Huế, với tổng kinh phí hơn 10 triệu USD.

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản
Trưởng thành hơn từ những sân chơi

Những sân chơi được tạo ra không chỉ dừng lại ở mặt tranh tài để đạt giải thưởng, mà đó là nơi để mỗi sinh viên rèn luyện các kỹ năng và trưởng thành hơn.

Trưởng thành hơn từ những sân chơi
Return to top