ClockThứ Năm, 08/07/2021 20:33

Đóng góp ý thức

TTH.VN - Những thông tin ban đầu có lẽ người ta đã đọc trên mạng xã hội. Và sau đó là những thông tin được một số tờ báo làm việc, dẫn nguồn khi đối thoại với người có trách nhiệm về phòng dịch tại Quảng Trị.

Nâng cao vai trò của tổ giám sát cộng đồng trong phòng chống dịch COVID-19Sẵn sàng tiếp nhận người về từ vùng có dịch với điều kiện phải đăng ký để chủ độngHỗ trợ chi phí cho người cách ly y tế tập trung trong thời gian phòng chống dịch COVID-19

Khai báo y tế tại cửa ngõ bía bắc huyện Phong Điền

Những điều nói ra chừng như không đong đếm, không lường trước tác động khi chưa có sự kết nối thông tin giữa hai tỉnh. Cơn bão mạng đã bùng lên, với những từ ngữ nghiệt ngã như không thể nghiệt ngã hơn. Câu chuyện về 26 người từ TP Hồ Chí Minh chọn ga đến là Đông Hà (Quảng Trị) trên hành trình trở về Huế, giữa những ngày dịch đã “bỏng rát”...

Cách ly 21 ngày người đến từ TP Hồ Chí Minh là điều mà gần như địa phương nào cũng phải làm, theo yêu cầu cao nhất để phòng dịch, tránh rủi ro trong cộng đồng. Tôi chưa thấy 2 người chọn xuống ga Huế, đương nhiên là chấp nhận cách ly 21 ngày lên tiếng về vụ việc này. 26 người còn lại, chắc không có thông tin về thời gian cách ly ở Quảng Trị nên đã chọn xuống ga Đông Hà. Tôi có thể hiểu cảm xúc của họ khi được cơ quan có trách nhiệm ở đó đón và đưa đi cách ly. Nhưng thay vì chấp nhận, họ đổ thất vọng của mình sang “bến” mà mình không chọn xuống.

Có thể hiểu sự ấm ức của nhiều người, và vài trong số đó là bạn của tôi nữa. Thông tin không đủ, làm sao hiểu tròn được việc. Tôi hiểu vì sao mọi người rất dễ nổi giận, cũng rất dễ giận theo, giận lây dù chả hiểu bản chất của sự giận đó, là như thế nào. Dịch bệnh làm mọi người muốn vì nhau hơn, thương nhau hơn và dễ đồng cảm hơn. Nhưng có lẽ thay vì nghĩ ngay đến cái đang diễn ra trước mắt, cần dừng lại một chút, bình tĩnh để nhận ra đâu mới là vấn đề.

Trưa nay, một đồng nghiệp ngồi cùng tôi trong khu vườn rộng nắng. Giữa cuộc chuyện trò, bạn dừng lại vì điện thoại báo tin nhắn, rồi ngón tay bạn lướt trên Hue S. “Ơ, tại sao lại như thế này?” là điều mà bạn thốt lên. Cuộc trò chuyện đã kết thúc ngay sau đó. Không nhanh hơn các đồng nghiệp khác, nhưng thông tin của bạn mà tôi đọc rất rõ ràng, với những chi tiết đầy đủ về sự việc đang diễn ra. Đúng là có ai xin mô mà từ chối. Có ai chọn một cú điện thoại để chọn cách phối hợp với nhau về việc phối hợp đưa người về địa phương để cách ly đâu mà nói Huế thiếu tình? Sao lại cứ vội vàng đưa ra một cách nhìn tiêu cực về nhau khi chúng ta chưa cùng trao đổi?

Tôi tin, Huế của tôi sẽ có một chuyến xe đưa bà con về cách ly tại địa phương, như trước đó từng có bao nhiêu chuyến xe đón bà con về các khu cách ly phía nam.

“Lúc này mình nên đóng góp gì là ý nghĩa nhất?” Câu hỏi trên trang facebook của Hoàng Dũng - nhà báo của Đài tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh. “Đóng góp ý thức đi em!” - là một cách trả lời không gì đúng hơn giữa những lúc này.

Hoàng Mai

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm

Ngành nông nghiệp cùng với các địa phương, hộ chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống không để xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi gia súc, gia cầm (GSGC) theo tinh thần không chủ quan, lơ là sau lũ.

Phòng dịch bảo vệ đàn gia súc, gia cầm
Phòng dịch khi lũ rút

Trong và sau mưa lũ, Sở Y tế tổ chức họp trực tuyến nắm bắt tình hình, đồng thời chú trọng phòng, chống dịch ở Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền... Tại các cơ sở y tế vùng thấp trũng, việc xử lý môi trường, truyền thông cho người dân được thực hiện ngay khi nước rút…

Phòng dịch khi lũ rút
Return to top