ClockThứ Tư, 25/11/2020 20:07

Đồng hành cải thiện sinh kế

TTH - Ngày 25/11 tại Đà Nẵng, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức tổng kết dự án (DA) Trường Sơn xanh sau 3 năm hoạt động. Tham dự, có đại diện Giám đốc USAID-bà Ann Marie Yastishock; ông Nguyễn Văn Phương, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Khởi động Dự án “Phát triển chuỗi giá trị bưởi thanh trà Huế” ở Hương VânHỗ trợ 5.000 con gà giống giúp hộ nghèo phát triển kinh tế

Sản phẩm đệm bàng được dự án hỗ trợ tập huấn thiết kế mẫu mã

Tạo sinh kế bền vững

DA Trường Sơn xanh chính thức khởi động năm 2018 do USAID tài trợ 2 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; đầu tư 23,9 triệu USD hỗ trợ bảo vệ đa dạng sinh học, hỗ trợ các cộng đồng địa phương và dân tộc thiểu số đa dạng cải thiện sinh kế.

USAID hỗ trợ tập huấn cho 15.254 người về cảnh quan bền vững và 9.669 người về quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; hỗ trợ cải thiện hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên đối với 512.000 ha rừng có giá trị đa dạng sinh học cao; góp phần giúp 13.387 người được hưởng lợi về cải thiện sinh kế thông qua các hoạt động cảnh quan bền vững và 15.321người được hưởng các lợi ích kinh tế gia tăng nhờ hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học được cải thiện. DA huy động được 59,8 triệu USD đầu tư từ ngân sách Nhà nước, khối tư nhân và cộng đồng cho việc phát triển chuỗi giá trị, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ; cũng như các hoạt động phục hồi rừng.

Tại Thừa Thiên Huế, DA Trường Sơn xanh triển khai hỗ trợ với tổng kinh phí gần 10 triệu USD do Chính phủ Hoa Kỳ viện trợ không hoàn lại. DA được triển khai ưu tiên tại 7 huyện, thị gồm: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Hương Trà với 3 hợp phần gồm: tăng cường áp dụng các phương thức sử dụng đất phát thải thấp; tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi cho các cộng đồng dễ bị tổn thương.

Mục tiêu ban đầu của DA hướng đến cải thiện sinh kế cho khoảng 8.000 người, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho khoảng 10.000 người, giảm phát thải khí nhà kính 2,4 triệu tấn CO2. DA còn giúp cải thiện về quản lý nguồn tài nguyên cho 160.000 ha rừng.

Sau 3 năm triển khai, DA tại Thừa Thiên Huế mang lại hiệu quả thiết thực khi đạt và vượt 8 chỉ số chính, nhiều tiêu chí đạt trên 300%. Trong đó, 8,28/2,4 tấn khí cacbon được cố định đạt 178%; 28/8 cơ quan được nâng cao năng lực đạt 350%, 24,6/8 triệu USD được huy động cho các hoạt động cảnh quan bền vững đạt 308%; 175.000/160.000 ha rừng có tầm quan trọng về đa dạng sinh học và sinh học và sinh cảnh được cải thiện về quản lý, đạt 109%...

Xây dựng chuỗi liên kết

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, tất cả các hoạt động DA tại Thừa Thiên Huế đã kết thúc và đạt được các mục tiêu đề ra. Kết quả DA thực sự đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tại tỉnh nhà, cải thiện đời sống của đại đa số người dân trong tỉnh. Trong đó, đối tượng hưởng lợi trực tiếp chính là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, các bộ phận người dân ở ven biển đầm phá, các đối tượng yếu thế như người nghèo, phụ nữ, trẻ em. Thành công của DA cũng giúp hình thành nên các chuỗi giá trị, nâng cao năng lực quản lý của các DN góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học…

Các đại biểu tham dự hội nghị đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong thực hiện DA như giải pháp hợp tác công tư, cộng đồng trong phát triển rừng keo gỗ lớn, xây dựng chuỗi cây dược liệu và thủ công mỹ nghệ… Các đại biểu cũng đề nghị sau khi kết thúc DA cần có các giải pháp hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ để các sản phẩm đang được hỗ trợ định hình thương hiệu. Cùng với đó, bản thân DN, HTX tham gia vạch ra các chiến lược định hướng trong xây dựng chuỗi giá trị sau khi DA kết thúc nhằm đảm bảo tính bền vững của DA.

Giám đốc USAID Việt Nam Yastishock nói: “USAID rất vinh dự phối hợp với các đối tác tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế để thúc đẩy cam kết của họ trong việc cải thiện sinh kế cho các cộng đồng miền núi, phát triển các DN bảo tồn, bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi và quản lý rừng. Thành công của DA Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ và sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện nỗ lực này góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”.

Đồng thời cam kết, USAID sẽ tiếp tục hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Nam và Thừa Thiên Huế trong 5 năm tới thông qua các DA của USAID vừa được trao thầu là DA bảo tồn đa dạng sinh học và DA quản lý rừng bền vững. Hai DA mới này cho phép tiếp tục những phương thức tiếp cận rất hiệu quả đã được áp dụng trong khuôn khổ DA Trường Sơn xanh do USAID tài trợ, từ đó tạo ra những tác động tích cực tại các tỉnh và những cộng đồng khác tại Việt Nam.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1/5 các loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng

Một báo cáo mới của các nhóm bảo tồn vừa công bố hôm nay (4/3) cho biết sự phát triển không bền vững đang đe dọa sức khỏe và sự đa dạng của quần thể cá ở sông Mekong, với 1/5 loài cá trên huyết mạch chính của Đông Nam Á đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

1 5 các loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Giảm nghèo từ mô hình hỗ trợ sinh kế

Bằng nhiều giải pháp và cách làm cụ thể, thời gian qua số hộ nghèo trên địa bàn phường Đông Ba, TP. Huế ngày càng giảm, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV) của thành phố.

Giảm nghèo từ mô hình hỗ trợ sinh kế
Return to top