ClockThứ Tư, 02/10/2019 08:44

Đồng hành cùng con

TTH - Nói chuyện về con, Lộc - cô bạn học thời cấp ba của tôi không giấu niềm tự hào với cách mình vừa hành xử, khiến chủ đề đồng hành cùng con trở thành đề tài chính tại buổi họp lớp hôm đó.

Chuyện là, con trai bạn đang học tại một trường trung học phổ thông công lập có tiếng. Cách đây chưa lâu, cu cậu đưa một bạn nam khác về nhà chơi và giới thiệu bạn học một trường tư - nơi bạn biết có nhiều học sinh vi phạm kỷ luật. Không muốn dựa vào mặt bằng chung để đánh giá con trẻ, nhưng thái độ của bạn con khá lấc cấc, nói năng bỗ bã khiến bạn tôi lo lắng. Nhưng, chẳng mấy khi con đưa bạn về nhà chơi, không muốn gây áp lực nên bạn cố giấu sự khó chịu. Những ngày sau đó, bạn càng lo lắng hơn khi tìm hiểu và biết bạn của con tên là Tr., cậu bé thường share, like nhiều nội dung không hay trên facebook.

“Lúc đó, mình muốn tuyên bố cấm không cho con chơi với người bạn như thế”. Bạn bày tỏ cảm xúc. Nhưng rồi, bạn đã kìm lòng vì biết rằng, hành xử cách đó sẽ nhận được sự phản ứng từ con. Chưa biết xử sự thế nào thì một ngày sau đó không lâu, con bạn xin phép mẹ được đi chơi với Tr. Bạn đã hình dung ra đủ viễn cảnh không hay về hai cậu thiếu niên để tự chuốc lo lắng. Cuối cùng, thay vì từ chối, bạn đề nghị con mời Tr. về nhà chơi. Đã lường trước con sẽ ngỡ ngàng, nhưng sau khi kiên nhẫn nghe con trình bày quan điểm, bạn thẳng thắn: “Có nhiều lý do khiến mẹ không tự tin để con đi chơi với Tr.; nhưng mẹ tôn trọng con. Mẹ sẽ pha cà phê và không làm phiền các con”.

Cu cậu đồng ý với mẹ vì không thể khác. Nhưng rồi, sau hôm đó, hai cậu trai trẻ từ gượng gạo, nói năng dè chừng đến thân mật, gần gũi. Cứ thế, lần thứ hai, thứ ba và nhiều lần sau đó, nhà Lộc trở thành địa chỉ không chỉ của Tr. mà cả những bạn khác của con. Ở đó, bọn trẻ có không gian riêng, được thưởng thức các loại giải khát miễn phí.

“Để bọn nhỏ tự do, liệu có tạo cơ hội cho chúng tụ tập làm những việc không hay như hút thuốc, nói bậy… không?”. Một người bạn của chúng tôi lên tiếng.

“Đâu có!” - Lộc trả lời nhanh. Bạn cho biết, vẫn tìm lý do xuất hiện đột xuất, như mang trái cây, bánh kẹo vào phòng; có khi, kiếm cớ cùng bọn trẻ bàn luận về một thông tin vừa phát trên vô tuyến… Những lần đầu cũng khiến bọn trẻ giật mình, nhưng thấy mẹ bạn luôn cười và nói chuyện thân mật nên chúng cũng muốn hòa nhập. Tr. cũng vậy! Ban đầu, cậu tỏ ra miễn cưỡng khi mẹ bạn khuyên răn điều hay lẽ phải, nhưng khi biết người lớn dù nắm rõ bí mật của mình, vẫn không phê bình mà chỉ khéo léo khuyên nhủ , cậu thấy thoải mái và bắt đầu lắng nghe.

Các bạn khác của tôi hôm đó cũng góp một vài mẩu chuyện về những lợi ích khi cha mẹ đồng hành cùng con. Các câu chuyện có thể khác nhau, nhưng cái chúng tôi rút ra là sẽ gặt hái được thành công nếu biết tôn trọng để đồng hành cùng con. Như chuyện của Lộc, không chỉ bạn, con bạn hài lòng mà còn giúp thay đổi được thói quen không tốt của một thiếu niên ở tuổi nhạy cảm nhất.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áo xanh “phủ sóng” tình nguyện dịp Tết

Vận động các nguồn lực xã hội tổ chức những chương trình, hoạt động ý nghĩa giúp đỡ thanh thiếu nhi và bà con nhân dân vùng khó khăn là mục tiêu của tuổi trẻ Thừa Thiên Huế trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Áo xanh “phủ sóng” tình nguyện dịp Tết
Đồng hành với bà con vùng biên

Tuyên truyền về an ninh vùng biên giới, chủ quyền biển đảo; hướng dẫn cách thông tin liên lạc khi các chủ tàu cá gặp sự cố trên biển; hỗ trợ học sinh cách phòng ngừa ma túy; chia sẻ cách làm kinh tế hay và tặng cờ Tổ quốc cho bà con… là những việc làm ý nghĩa được lực lượng bộ đội biên phòng đường biên, đường biển Thừa Thiên Huế thường xuyên thực hiện, trong nỗ lực “gần dân, sát dân, hiểu dân” và đồng hành, hỗ trợ bà con phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội.

Đồng hành với bà con vùng biên
Quà “ấm” cho học sinh mồ côi, khuyết tật

Sáng 24/12, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ Mồ côi (NKT&TMC) Việt Nam phối hợp với Hội NKT - Bảo trợ NKT&TMC tỉnh tổ chức chương trình trao, tặng quà nhân dịp năm mới 2024.

Quà “ấm” cho học sinh mồ côi, khuyết tật
Return to top